William Cheng Kai, Chủ tịch của Magnificent Hotel nói: “Có rất nhiều khách sạn ở những khu vực vắng vẻ như Tsuen Wan, Kwai Chung, Tsing Yi và Tin Shui Wai với hàng trăm phòng trống, có thể được sử dụng làm nhà ở chuyển tiếp (cho người dân đang chờ được nhận nhà ở xã hội giá rẻ) và giúp các nhà điều hành vượt qua khó khăn”, ông Kai đã đề xuất ý tưởng này với Đặc khu trưởng Hồng Kông Carrie Lam vào tháng 10.
Trong bài phát biểu về chính sách hàng năm của mình vào ngày 25/11, bà Lam cho biết chính phủ sẽ khởi động một kế hoạch thí điểm trợ cấp cho các tổ chức phi chính phủ thuê phòng trong khách sạn và nhà khách để làm nhà ở chuyển tiếp, với nguồn tài trợ từ Quỹ Chăm sóc Cộng đồng. Mặc dù chưa ấn định thời điểm cụ thể, nhưng kế hoạch trên dự kiến sẽ sớm được thực hiện.
Tại Hồng Kông, thị trường bất động sản đắt đỏ nhất thế giới, thời gian chờ đợi trung bình để thuê được nhà ở xã hội đã tăng lên 5,6 năm và số lượng người nộp đơn gồm gia đình và người già neo đơn đã tăng lên 156.400 người. Nhiều người buộc phải sống trong các căn hộ chia nhỏ được bảo trì kém trong các tòa nhà đô thị xuống cấp trong thời gian dài chờ đợi.
William Cheng Kai, Chủ tịch của Magnificent Hotel
Theo JLL, có 308 khách sạn với 85.238 phòng và 1.481 nhà khách với 12.521 phòng trên địa bàn thành phố. Tỷ lệ lấp đầy trung bình của các khách sạn là 52% và 56% đối với các nhà nghỉ trong tháng 9, do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch.
Hannah Jeong, người đứng đầu bộ phận định giá và dịch vụ tư vấn tại Colliers Hong Kong, cho biết: “Nếu chính phủ có thể sử dụng các khách sạn và nhà khách hạng thấp hơn, điều đó sẽ tạo ra động lực cho lĩnh vực đang đối mặt với nhiều thách thức này”.
Ông Cheng nói rằng, những khách sạn đang gặp khó khăn nằm ở những khu vực vắng vẻ có thể chấp nhận mức giá hơn 130 đô la Hồng Kông (17 đô la Mỹ) một đêm một phòng nếu chính phủ thuê lại toàn bộ bất động sản để làm nhà ở tạm thời và không đi kèm bất kỳ dịch vụ nào.
Cheng cho biết các khách sạn này tính phí khoảng 300 đô la Hồng Kông mỗi phòng trước đại dịch Covid-19, nhưng đạt thu nhập ròng trung bình từ 135 đến 150 đô la Hồng Kông sau khi trừ chi phí quản lý và dọn phòng, tức là mức lợi nhuận thu về có thể dao động từ 45 đến 50%.
“Tôi nghĩ rằng sẽ khả thi đối với các chủ khách sạn nếu chính phủ trả mức giá này để thuê lại toàn bộ khách sạn và không có bất kỳ dịch vụ nào đi kèm để sử dụng làm nhà ở chuyển tiếp”, Cheng nói. Ông nói thêm, nếu không có các dịch vụ như dọn dẹp và trả lương cho nhân viên, các chủ khách sạn có thể kiếm được từ 4.000 đến 4.500 đô la Hồng Kông cho mỗi phòng trong một tháng.
Công ty của Cheng sở hữu bảy khách sạn ở những vị trí đắc địa, trong đó có bốn khách sạn thuộc thương hiệu Best Western ở Causeway Bay và Tsim Sha Tsui, và ba khách sạn thuộc thương hiệu Ramada ở North Point, Tsim Sha Tsui và Sai Ying Pun. Tuy nhiên, ông nói rằng công ty của ông không có ý định tham gia chương trình của chính phủ vì tỷ lệ lấp đầy các khách sạn này đã được cải thiện sau khi cung cấp dịch vụ lưu trú dài hạn cho người dân địa phương với mức giá phải chăng.
Mười khách sạn và nhà khách đã đàm phán với các quan chức về kế hoạch nói trên, một nguồn tin của chính phủ cho biết.
Trong khi đó, Frank Chan Fan, Bộ trưởng Giao thông và Nhà ở, nói rằng tiền thuê các phòng khách sạn để làm nhà tạm thời không được vượt quá 25% thu nhập hộ gia đình của các gia đình đủ điều kiện tham gia.
Ông phát biểu thêm, chính phủ muốn sửa đổi các phòng nghỉ và bổ sung thêm không gian nhà bếp để phù hợp với các gia đình có từ ba đến bốn thành viên, nếu chủ sở hữu sẵn sàng cho thuê toàn bộ khách sạn trong hai đến ba năm để chính phủ làm nhà ở tạm thời.
-
Tokyo đe dọa vị thế trung tâm tài chính hàng đầu châu Á của Hồng Kông
CafeLand - Nhật Bản đang muốn biến Tokyo trở thành trung tâm tài chính hàng đầu châu Á, khi nhận thấy đối thủ Hồng Kông đã bị suy yếu đáng kể do những bất ổn chính trị.
-
Kết thúc kỷ nguyên vàng về đầu tư nhà đất tại Hồng Kông
Việc chính phủ kiểm soát chặt chẽ thị trường nhà ở đắt đỏ nhất thế giới này và thúc đẩy xây dựng thêm nguồn cung mới đã khiến lợi nhuận của các nhà phát triển đi xuống.
-
Làn sóng di cư ra nước ngoài kỷ lục khiến thị trường nhà ở đắt đỏ nhất thế giới giảm mạnh nhất trong vòng 18 năm
CafeLand - Chính phủ Anh cho biết họ dự kiến sẽ có hơn 300.000 người Hồng Kông chuyển đến Anh trong 5 năm tới dưới chương trình thị thực mới.
-
Sở hữu nhà riêng là giấc mơ xa vời với nhiều người trẻ ở Hồng Kông
CafeLand - Theo cuộc khảo sát Khả năng chi trả Nhà ở Quốc tế của Demographia thực hiện cho năm 2021, Hồng Kông vẫn là thị trường nhà ở có giá đắt nhất thế giới trong năm thứ 11 liên tiếp. Điều này gây áp lực lên quyền sở hữu nhà ở của giới trẻ tại th...