Văn phòng Chính phủ vừa có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về Đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.
Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu UBND TP.HCM chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 305/TB-VPCP ngày 2/8/2023 của Văn phòng Chính phủ; đồng thời làm rõ luận cứ về tác động, xung đột kinh tế của bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ với các bến cảng biển hiện hữu, hệ thống cảng biển theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021.
Bên cạnh đó, cần làm rõ ảnh hưởng giữa phát triển bến cảng Cần Giờ, hạ tầng phục vụ bến cảng tới quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (khu dự trữ sinh quyển thế giới).
Chính phủ cũng giao các bộ: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Tài chính, Công an, Quốc phòng... và UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp chặt chẽ với UBND TP.HCM trong quá trình xây dựng, hoàn thiện đề án.
Phối cảnh Cảng trung chuyển quốc tế tại huyện Cần Giờ
Trước đó, cuối tháng 8/2023, UBND TP.HCM đã có Tờ trình số 4075/UBND-DA ngày 23/8/2023 về Đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.
Đề án có mục tiêu nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế của TP.HCM và khu vực, thu hút các hãng tàu, hãng vận tải, chủ hàng, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong và ngoài nước về cảng, tham gia vào chuỗi cung ứng vận tải thế giới.
Quy mô dự án ước tính khoảng 571 ha, trong đó: Cầu cảng, kho bãi, giao thông nội bộ, khu văn phòng, nhà ở công nhân viên điều hành, khai thác cảng, hạ tầng kỹ thuật… khoảng 469,5ha và diện tích vùng nước hoạt động cảng khoảng 101,5ha.
Theo tính toán, tổng mức đầu tư Cảng quốc tế Cần Giờ là 129.000 tỷ đồng (tương đương gần 5,5 tỷ USD).
Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ có công suất dự kiến đến 2030 đạt 4,8 triệu Teu, đến 2047 đạt 16,9 triệu Teu, được xây dựng tại khu vực cù lao Con Chó, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ.
Nguồn vốn đầu tư cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, công trình phụ trợ phục vụ hoạt động khai thác cảng, Trung tâm dịch vụ logistics và khu vực phi thuế quan bằng nguồn vốn của doanh nghiệp (nhà đầu tư).
Với hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật kết nối cảng đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn đầu tư hợp tác công tư hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác..
-
Toàn cảnh sông nước nơi sẽ xây siêu cảng trị giá 5,5 tỉ USD để cạnh tranh với Singapore
Dự kiến Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (TP.HCM) sẽ được xây dựng tại khu vực Cù lao Phú Lợi và được tính toán để không gây ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển quốc tế. Công trình được gọi là siêu cảng này có mức đầu tư lên tới 5,5 tỉ USD, dự kiến đủ khả năng cạnh tranh với Singapore, Malaysia.
-
TP.HCM: Không kiểm tra hiện trạng nhà ở khi giải quyết thủ tục đất đai
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM vừa chấn chỉnh việc kiểm tra hiện trạng nhà ở, công trình khi cấp giấy chứng nhận đối với hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai tại TP.HCM.
-
TP.HCM mời gọi đầu tư gần 10.000 tỷ đồng cho cao tốc TP.HCM – Mộc Bài
Ngày 6/11, UBND TP.HCM chính thức công bố lời mời đầu tư cho dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, một tuyến giao thông huyết mạch nối TP.HCM với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh.
-
Điều kiện nào để làm chủ đầu tư cao tốc 19.600 tỉ TP.HCM – Mộc Bài?
UBND TP.HCM nêu ra nhiều điều kiện cho các nhà đầu tư quan tâm muốn thực hiện dự án cao tốc TP.HCM – Mộc Bài. Trong đó, có yêu cầu về vốn sở hữu tối thiểu, năng lực, kinh nghiệm đã thực hiện các công trình lớn có tính chất tương tự....