Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo Phó thủ tướng chủ trì, tổ chức ngay cuộc họp với các bộ ngành để nghiên cứu sửa đổi các quy định bất cập.
Dự cuộc họp có Thống đốc Nguyễn Thị Hồng; các Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng,… đại diện một số doanh nghiệp, hiệp hội liên quan đến lĩnh vực bất động sản.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì cuộc họp rà soát thông tư 06 và thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước. Ảnh VGP
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nêu rõ, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 03/2023/TT-NHNN và Thông tư 06/2023/TT-NHNN. Bên cạnh ý kiến đánh giá cao những nội dung mới của 2 văn bản này thì cũng có những ý kiến phản ánh của doanh nghiệp, hiệp hội.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam, đại diện Hiệp hội môi giới bất động sản Việt Nam khẳng định Thông tư 06/2023/TT-NHNN “không siết điều kiện vay vốn”; bày tỏ đồng tình với Ngân hàng Nhà nước cần triển khai các biện pháp để bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, tránh tình trạng sở hữu chéo, cho vay đối với doanh nghiệp nội bộ, doanh nghiệp sân sau.
Tuy nhiên, các ý kiến cũng cho rằng, khoản 8, Điều 8, Thông tư 39/2016/TT-NHNN được sửa đổi bởi Thông tư 06/2023/TT-NHNN cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn, để tránh gây ảnh hưởng tới các hoạt động bình thường của doanh nghiệp bất động sản trong đầu tư, mua bán, sáp nhập, góp vốn, tái cơ cấu...
Các ý kiến cũng trao đổi về các cụm từ: “dự án đầu tư không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh” (khoản 9); “bù đắp tài chính” (khoản 10); đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét kéo dài thời gian “dưới 12 tháng” (quy định tại khoản 10) lên thành 24 hoặc 36 tháng cho phù hợp với hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp bất động sản, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện tại…
Các ý kiến trên được Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành ghi nhận và khẳng định sẽ đánh giá kỹ các tác động để "tìm ra những điểm cân bằng" và có những biện pháp phù hợp vừa hỗ trợ doanh nghiệp vừa bảo đảm an toàn hệ thống tín dụng.
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị NHNN căn cứ quy định của pháp luật, chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao cũng như tình hình thực tế, nghiên cứu kỹ lưỡng những kiến nghị, đề xuất xác đáng của doanh nghiệp, làm rõ bản chất vấn đề để có giải pháp điều chỉnh phù hợp, đúng pháp luật, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản trong điều kiện hiện nay.
-
Thủ tướng ký công văn hỏa tốc, yêu cầu nghiên cứu sửa đổi Thông tư 06
Văn phòng Chính phủ vừa gửi Công văn hoả tốc gửi Thống đốc NHNN, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tài chính và các Phó Thống đốc NHNN yêu cầu họp bàn về các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp.
-
Vướng mắc giữa ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản bao giờ mới giải toả?
Lãi suất, tiếp cận tín dụng, thủ tục pháp lý... là những vướng mắc vẫn chưa được giải tỏa giữa doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng.
-
Doanh nghiệp bất động sản kêu lãi suất cao, ngân hàng nói gì?
Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Vietcombank, lãi vay phụ thuộc vào năng lực tài chính mỗi ngân hàng. Tinh thần chung các ngân hàng đều giảm lãi suất cho vay, song việc giảm đến đâu còn phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, nếu cơ cấ...
-
Tín dụng bất động sản toàn cầu suy giảm nhưng vẫn có điểm sáng
Mặc dù lạm phát đã giảm nhưng lãi suất dự kiến trong khoảng thời gian còn lại của năm 2023 vẫn ở mức cao, kéo theo lượng vốn đổ vào thị trường bất động sản sẽ tiếp tục bị hạn chế.