Tổ chức nghiên cứu và xếp hạng này cảnh báo rằng mức nợ cao có thể khiến các thị trường mới nổi bị bỏ lại xa so với các nước phát triển khi giai đoạn phục hồi kinh tế sau đại dịch bắt đầu.
“Do đại dịch, tất cả các loại nợ đều tăng, lớn nhất là nợ công. Điều này không có gì ngạc nhiên, vì các chính phủ phải tăng cường nhiều chính sách tài khóa để kích thích tăng trưởng, còn nguồn thu từ thuế bị sụt giảm mạnh trên toàn thế giới”.
“Tuy nhiên, tác động đáng lưu ý thực sự là khoảng cách ngày càng tăng giữa các nền kinh tế phát triển và các thị trường mới nổi. Các khoản nợ tăng mạnh nhất ở các thị trường mới nổi và họ có thể gặp khó khăn nhiều nhất trong việc xử lý khoản nợ này trong tương lai”, ông nói thêm.
Tổng nợ toàn cầu của các chính phủ, doanh nghiệp, hộ gia đình và thể chế tài chính đã vọt lên mức kỷ lục là 24 nghìn tỷ USD vào năm 2020. Mức tăng này đã đưa nợ toàn cầu lên ngưỡng mới là 366% tổng sản phẩm quốc nội.
Theo báo cáo của Moody’s Analytics, tổng nợ ở các thị trường mới nổi đã tăng hơn gấp đôi trong thập kỷ qua và hiện chiếm 1/3 tổng dư nợ toàn cầu. Đặc biệt, các thị trường mới nổi bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam và Brazil có gánh nặng nợ gia tăng trong nhiều lĩnh vực.
Nhiều nền kinh tế mới nổi bao gồm Ấn Độ, Argentina và Malaysia đang phải đối mặt với sự gia tăng số ca nhiễm Covid-19 mới, trong khi các thị trường phát triển như Hoa Kỳ, Anh và Úc đang chứng kiến xu hướng giảm.
Cochrane lưu ý rằng các thị trường mới nổi nhìn chung chậm chạp hơn trong việc đảm bảo nguồn cung và triển khai tiêm vắc-xin Covid-19 so với các nền kinh tế phát triển. Trong khi đó, nợ tăng cao có thể dẫn đến việc chính phủ các nước này phải kiểm soát tài chính sớm hơn để kiểm soát nợ.
Hai yếu tố này kết hợp với nhau khiến tăng trưởng kinh tế của các thị trường mới nổi có khả năng tụt hậu so với các nền kinh tế phát triển khi thế giới phục hồi sau đại dịch, Cochrane nói thêm.
Cochrane cho biết: “Khi nền kinh tế phát triển nhanh chóng, khoản nợ này mới không còn là vấn đề đáng lo ngại”.
Nhà kinh tế này nói thêm rằng tốc độ tăng trưởng sẽ không đồng đều trên toàn thế giới. Trong đó, kinh tế của Mỹ và châu Âu có thể sẽ tăng tốc vào mùa hè này còn các thị trường mới nổi “có thể phải đợi lâu hơn một chút”.
-
Tăng tỷ lệ nợ công thêm từ 2-3% GDP: Áp lực vay nợ mới để trả nợ cũ
Theo đại diện Bộ Tài chính, việc tăng vay vốn thêm 2-3% GDP vẫn nằm trong giới hạn được Quốc hội cho phép nhưng cũng sẽ là thách thức không nhỏ.
-
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập BRICS
Ngày 6/1, Indonesia chính thức trở thành thành viên đầy đủ của BRICS, nhóm các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Đây là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập BRICS, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chiến lược đối ...
-
9 quốc gia sẽ gia nhập BRICS từ ngày 1/1/2025
Nga vừa công bố danh sách 9 quốc gia chính thức trở thành đối tác của BRICS từ ngày 1/1/2025. Động thái này đánh dấu bước mở rộng quan trọng của khối BRICS, đồng thời mở ra tiềm năng tăng cường hợp tác khu vực và toàn cầu, đặc biệt là với các quốc gi...
-
Hai tỷ phú Ấn Độ rời khỏi câu lạc bộ 100 tỷ USD
Hai tỷ phú hàng đầu Ấn Độ, ông Mukesh Ambani và ông Gautam Adani, đã chính thức rời khỏi câu lạc bộ "centibillionaire" (những người sở hữu tài sản trên 100 tỷ USD).