Tính đến hết tháng 2/2025, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với 10 quốc gia (Đồ họa: Minh Thiện).
Việt Nam đã từng mất 5 năm (2001-2006) để đưa Nhật Bản từ quan hệ đối tác bình thường lên Đối tác Chiến lược và mất thêm 7 năm (2006-2013) để đưa lên mức Đối tác Chiến lược Toàn diện. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc cũng trải qua quá trình kéo dài nhiều năm trước khi đạt mức Đối tác Chiến lược Toàn diện vào năm 2008.
Tuy nhiên, từ cuối năm 2022 đến hiện tại, Việt Nam đã liên tiếp thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 7 cường quốc. Cụ thể, Hàn Quốc (12/2022), Mỹ (9/2023), Nhật Bản (11/2023), Australia (3/2024), Pháp (10/2024), Malaysia (11/2024) và New Zealand (2/2025).
Sự thay đổi này phản ánh một xu hướng đối ngoại mới, trong đó Việt Nam chủ động hơn, nhanh hơn và thực tế hơn trong việc phát triển quan hệ quốc tế. Việc tăng tốc nâng cấp quan hệ với nhiều quốc gia lớn không phải là ngẫu nhiên, mà xuất phát từ các lợi ích chiến lược của Việt Nam cũng như bối cảnh địa chính trị toàn cầu.
Khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, Việt Nam thể hiện rõ vị thế là một đối tác quan trọng và có uy tín cao trong quan hệ quốc tế. Điều này không chỉ giúp Việt Nam thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, hợp tác kinh tế, mà còn giúp tăng cường ảnh hưởng trong các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Những quốc gia mà Việt Nam nâng cấp quan hệ đều là những cường quốc kinh tế với nguồn vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại và kinh nghiệm phát triển bền vững. Việc nâng cấp quan hệ sẽ giúp Việt Nam tăng cường hợp tác công nghệ trong các lĩnh vực then chốt như sản xuất chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, năng lượng tái tạo và mở rộng thị trường xuất khẩu và giảm sự phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống.
Thế giới đang chứng kiến những thay đổi lớn về địa chính trị, đặc biệt là sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như việc các quốc gia như Nhật Bản, Australia muốn tăng cường ảnh hưởng tại khu vực Đông Nam Á. Trong bối cảnh này, Việt Nam có cơ hội để mở rộng quan hệ với nhiều cường quốc, đảm bảo lợi ích quốc gia và giữ vững chính sách đối ngoại đa phương, độc lập, tự chủ.
Việt Nam không chỉ tập trung vào những mối quan hệ đối tác hiện tại mà còn đang mở rộng ngoại giao đa phương. Dự kiến, trong tương lai gần, Việt Nam có thể tiếp tục nâng cấp quan hệ với một số quốc gia quan trọng khác. Đây sẽ là bước đi chiến lược, giúp Việt Nam tận dụng tốt nhất các cơ hội để phát triển kinh tế, củng cố an ninh và nâng cao vị thế quốc tế.
-
Việt Nam-New Zealand nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện
Chiều 26/2, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon thăm chính thức Việt Nam.
-
Việt Nam đang có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với những quốc gia nào?
Chỉ trong hai năm 2023 và 2024, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với 5 quốc gia, vượt qua con số 4 nước trong suốt giai đoạn 14 năm từ 2008 đến 2022. Điều này đánh dấu một bước chuyển mình mạnh mẽ trong chính sách ngoại giao, hội nhập và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
-
Thêm một quốc gia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam
Ngày 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có chuyến thăm chính thức tới Malaysia, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước khi Việt Nam và Malaysia quyết định nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.








-
"Cơn sốt" đổi mới sáng tạo và dòng vốn tư nhân đang tái định hình tương lai Việt Nam
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều biến động, Việt Nam lại nổi lên như một điểm sáng trên bản đồ đầu tư công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Đông Nam Á. Báo cáo Vietnam Innovation & Private Capital Report 2025 do Trung tâm Đổi mới Sáng tạ...
-
Phấn đấu sớm đưa kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Philippines đạt 10 tỷ USD
Chiều 24/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi gặp gỡ với Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Philippines tại Việt Nam, ông Meynardo Los Banos Montealegre, nhằm thúc đẩy quan hệ giữa hai quốc gia trong khuôn khổ Đối tác Chiến lược Việt ...
-
Việt Nam và Mỹ chính thức khởi động đàm phán về vấn đề kinh tế, thương mại song phương
Tại cuộc điện đàm, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ, mong muốn thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại theo hướng cân bằng, ổn...