Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Sóc Trăng cho biết đã tham mưu trình UBND tỉnh cấp 6 bản xác nhận khai thác cát cho nhà thầu thi công. Đến nay, tỉnh Sóc Trăng đã cấp 4 bản xác nhận khai thác cát sông và 1 bản xác nhận khai thác cát biển.
Ngoài ra, UBND tỉnh Sóc Trăng đã gia hạn 2 giấy phép khai thác khoáng sản cát sông để phục vụ dự án thành phần 4 thuộc cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 và dự án Cầu Đại Ngãi. Tính đến nay, đã khai thác được 1,5 triệu m3…
Chủ tịch Sóc Trăng chỉ đạo có thể thí điểm dùng cát biển phục vụ cao tốc khi thiếu cát sông
Hiện có 2 mỏ cát chuẩn bị khai thác, gồm: Mỏ MS 05 - Tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông 5 - CTCP có trữ lượng khoảng 650.000m3 và mỏ MS 06 - CTCP Xây dựng và Lắp máy Trung Nam có trữ lượng khoảng 280.366m3.
Sở Nông nghiệp và Môi trường đã tham mưu, đề xuất UBND tỉnh Sóc Trăng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung 3 khu vực mỏ vào quy hoạch tỉnh với tổng trữ lượng khoảng 1,57 triệu m3. Đồng thời đề nghị Ban Quản lý dự án 2 lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực để lập thủ tục, hồ sơ đăng ký khai thác cát…
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường, đặc thù mỏ cát ở Sóc Trăng cuối nguồn sông Hậu nên lẫn nhiều bùn đất, cát mịn nên việc khai thác gặp nhiều khó khăn, không đạt công suất, chi phí khai thác cao. Một số nhà thầu, đơn vị khai thác chưa chủ động trong việc khai thác, không đảm bảo cam kết về sản lượng và tiến độ cung cấp vật liệu.
Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu yêu cầu, Sở Nông nghiệp và Môi trường lập hồ sơ cấp quyền khai thác mở rộng các mỏ khai thác cát.
Ban Quản lý dự án 2 rà soát lại các gói thầu để xác định giao cho nhà thầu khai thác phục vụ cao tốc; làm hồ sơ, thủ tục có liên quan đến việc mở rộng mỏ đã quy hoạch đến ngày 30/6 phải cấp được giấy phép khai thác mở rộng. Rà soát lại các gói thầu nào hiện đang thiếu cát để phân bổ cho đồng đều nhằm đảm bảo thời gian, tiến độ thi công.
Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cũng giao Ban Quản lý dự án 2 xác định lại thời điểm nào không thể khai thác cát sông được thì đề xuất áp dụng thí điểm sử dụng cát biển để thay thế (trong đó chú ý đến việc sử dụng cho đoạn có độ mặn tương đồng để thực hiện). Đồng thời đề xuất việc mua cát thương mại vào thời điểm nào để cấp có thẩm quyền xem xét.
Được biết, dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có chiều dài hơn 188km, đi qua địa phận 4 tỉnh, thành phố, quy mô đầu tư phân kỳ 4 làn xe.
Tuyến cao tốc này có điểm đầu kết nối quốc lộ 91 thuộc TP Châu Đốc, tỉnh An Giang; điểm cuối tại cảng Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Trong đó, đoạn qua An Giang dài gần 57km, Cần Thơ gần 38km, Hậu Giang khoảng 37km và hơn 56km đi qua tỉnh Sóc Trăng. Tổng mức đầu tư của dự án gần 44.700 tỷ đồng.
-
Tiến độ dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đoạn qua tỉnh An Giang
Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đang tăng tốc thi công sau khi gỡ xong nút thắt về vật liệu. Tiến độ nhiều gói thầu đã vượt kế hoạch, dự kiến hoàn thành vào 30/6/2026 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
-
Tỉnh Sóc Trăng có nguồn tài nguyên khoáng sản cát biển dồi dào, dự kiến ban đầu khai thác khoảng 150 triệu m3 phục vụ san lấp cho các công trình trọng điểm và hạ tầng cảng biển Trần Đề. Tình này đã quy hoạch 4.000ha, trong đó có 1.000ha làm khu dịch vụ hậu cần, logistics và 3.000ha làm khu công nghiệp - dịch vụ hậu cần, logistics.
-
Sóc Trăng họp bàn tìm phương án khai thác cát biển san lấp 4.000ha khu hậu cần “siêu cảng” Trần Đề
Quy hoạch cảng biển nước sâu Trần Đề có diện tích mặt bằng cảng hơn 411ha, trong đó cầu cảng dài 5.300m tiếp nhận tàu tổng hợp, tàu container tới 160.000 DWT, hệ thống kè chắn sóng dài 8.800m và cầu vượt biển dài 17,8km, rộng 28m. Đây sẽ là cảng biển đặc biệt, nằm ở vị trí cửa ngõ của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.








-
Giá vật liệu tăng cao bất thường, nhiều công trình giao thông trọng điểm gặp khó
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, thời gian qua, giá một số loại vật liệu xây dựng trên thị trường như: Cát, sỏi, vật liệu san lấp, đắp nền đường,... liên tục tăng cao bất thường, là một trong những thách thức gây áp lực lớn lên chi phí xây dựng và tiến...
-
Loạt đề xuất chưa từng có từ Hòa Phát, Viglacera, Vicem: Ngành vật liệu xây dựng sắp có thay đổi lớn?
Ngành vật liệu xây dựng đang đứng trước ngưỡng thay đổi lớn khi hàng loạt doanh nghiệp đầu ngành như Hòa Phát, Viglacera, Vicem cùng lúc kiến nghị nhiều chính sách mang tính đột phá.
-
Tăng cường kiểm soát chặn đà tăng giá vật liệu xây dựng
Giá các loại vật liệu xây dựng tăng cao, gây áp lực lớn lên chi phí xây dựng. Bộ Xây dựng đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện để bình ổn giá và chấn chỉnh tình trạng này.