Ngày 26/3, UBND tỉnh Thái Bình đã có cuộc họp cùng Petrovietnam để tập trung tháo gỡ những vướng mắc dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.
Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 được xây dựng tại xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy với tổng mức đầu tư hơn 34.000 tỷ đồng. Dự án gồm 2 tổ máy có tổng công suất thiết kế 1.200MW, mỗi năm cung cấp khoảng 7,2 tỷ kWh điện thương phẩm.
Từ tháng 5/2023, các tổ máy của nhà máy đã được đưa vào vận hành, hòa lưới điện quốc gia. Đến nay, nhà máy đã cung cấp cho lưới điện quốc gia hơn 10 tỷ kWh điện thương phẩm, nộp ngân sách Nhà nước hơn 562 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 500 lao động.
Petrovietnam cho biết, dự án đang trong giai đoạn quyết toán hoàn thành nhưng vẫn còn một số vướng mắc trong giai đoạn đầu tư liên quan cần phải khẩn trương tháo gỡ. Trong đó, một số vấn đề chính cần hoàn thiện như: Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; thuế; thuê và quản lý sử dụng đất...
UBND tỉnh Thái Bình chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2
Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Thái Bình và phía chủ đầu tư đã tập trung thảo luận, đề xuất phương án tháo gỡ khó khăn liên quan đến điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; thuế tài nguyên; công tác thuê đất, quản lý sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai.
Petrovietnam mong muốn trong thời gian tới tiếp tục nhận được sự phối hợp chặt chẽ từ tỉnh Thái Bình để giải quyết dứt điểm những tồn tại, vướng mắc, giúp nhà máy vận hành ổn định, hiệu quả lâu dài.
Phát biểu kết luận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Mạnh Hùng cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi để Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 và các dự án khác của Petrovietnam hoạt động hiệu quả, đóng góp cho tăng trưởng bền vững của địa phương.
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình giao các sở, ngành, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế và các Khu công nghiệp tỉnh Thái Bình xem xét, phối hợp xử lý ngay các vấn đề còn tồn đọng về sử dụng đất, thuế, tài chính... liên quan đến dự án.
-
Thái Bình cảnh báo chiêu trò “thổi giá” đất từ tin đồn sáp nhập tỉnh
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội, đặc biệt là các hội nhóm Facebook, rộ lên tin đồn về việc sáp nhập một số tỉnh, thành phố. Dù chưa có quyết định chính thức từ cơ quan có thẩm quyền, nhưng thị trường bất động sản tại những khu vực được đồn đoán sẽ sáp nhập – nhất là các khu vực có thể trở thành trung tâm hành chính mới – đã bắt đầu “nóng lên” bất thường.
-
“Quê lúa” Thái Bình tăng tốc hút 1,2 tỷ USD, đẩy mạnh lấn biển, bứt phá công nghiệp
Thái Bình đang tạo bước nhảy vọt trong thu hút đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp và phát triển hạ tầng. Năm 2025, tỉnh đặt mục tiêu thu hút 1,2 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), song song với việc triển khai chiến lược lấn biển đầy tham vọng.
-
Lộ diện nhà đầu tư 2 dự án cụm công nghiệp lớn tại Thái Bình
UBND tỉnh Thái Bình mới đây đã tổ chức họp đánh giá và lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho hai cụm công nghiệp (CCN) Thái Đô và Thái Giang tại huyện Thái Thụy.


-
Thái Bình khởi công đồng loạt 3 dự án trọng điểm gần 5.000 tỷ đồng
Ngày 28/6, tại tỉnh Thái Bình các nhà đầu tư đã khởi công ba dự án lớn với tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng.
-
Tỉnh sáp nhập với Hưng Yên khởi công sân golf hơn 2.100 tỷ đồng
Ngày 28/6, Công ty Cổ phần Phát triển hạ tầng và đô thị Hoàng Huy chính thức khởi công Dự án sân golf Cồn Vành tại xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Đây là một trong những dự án động lực trọng điểm, mở đầu cho chuỗi công trình du lịch – dịc...
-
Các trung tâm phục vụ hành chính công tại địa bàn thành phố Thái Bình sẵn sàng vận hành từ ngày 15/6
Sáng ngày 12/6, đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy đi kiểm tra công tác chuẩn bị cơ sở vật chất trước khi vận hành thử nghiệm hoạt động của các trung tâm phục vụ hành chính công tại các phường mới trên địa bàn thành phố Thái Bình. Cùng đi có đ...