Một góc Thái Bình.
Công an tỉnh Thái Bình cảnh báo, một số cá nhân, tổ chức đang lợi dụng tin đồn sáp nhập để “thổi giá” bất động sản. Các bài đăng chào bán đất rộ lên tại nhiều khu vực như Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nội… với những lời mời gọi đầu tư hấp dẫn. Những thông tin được tung ra thường nhấn mạnh rằng khi sáp nhập, Nhà nước sẽ rót vốn đầu tư mạnh vào hạ tầng, khiến giá trị bất động sản tăng cao.
Tuy nhiên, thực tế không hề đơn giản như vậy.
Những nhà đầu tư thiếu thông tin có thể rơi vào “bẫy” của tâm lý FOMO (sợ bỏ lỡ cơ hội), vội vàng xuống tiền mua đất với giá cao mà không xem xét tính pháp lý, quy hoạch thực tế. Khi tin đồn lắng xuống và thị trường hạ nhiệt, họ có nguy cơ mất thanh khoản, thậm chí phải chấp nhận bán lỗ để cắt lỗ.
Công an tỉnh Thái Bình khuyến cáo người dân không nên tin vào tin đồn trên mạng, chỉ cập nhật thông tin từ các nguồn chính thống.
Bên cạnh đó, cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đầu tư, kiểm tra pháp lý, quy hoạch, nghĩa vụ tài chính của bất động sản.
Đồng thời báo ngay cho cơ quan chức năng nếu phát hiện hành vi lừa đảo hoặc thao túng thị trường bất động sản.
-
Sốt đất Đan Phượng: Giá nhảy múa, chủ đất lãi hơn 1 tỷ/năm
Giá đất tại huyện Đan Phượng, Hà Nội, đang là một trong những tâm điểm chú ý của giới đầu tư trong thời gian gần đây, do sự xuất hiện của dự án Vinhomes Wonder City cùng tiến độ của tuyến đường đang được xây dựng. Giá đất “nhảy múa” khiến một số chủ đất tại Đan Phượng hưởng lợi lớn.
-
"Tỉnh đòn" trước cơn sốt đất bên thềm sáp nhập tỉnh thành
Lịch sử chứng minh sáp nhập tỉnh thành không tạo nên cơn địa chấn về giá đất, bởi bản chất sáp nhập chỉ mở rộng không gian phát triển, không làm thay đổi toàn bộ cục diện kinh tế.
-
Cơn 'sốt đất' chưa từng có tại Phú Thọ
Từ thông tin sáp nhập tỉnh thành, dòng người tấp nập đổ về mua bán tạo ra cơn "sốt đất" chưa từng có tại Phú Thọ.
-
Thủ tướng yêu cầu cử cán bộ về cơ sở tháo gỡ vướng mắc về đất đai, cấp sổ đỏ
Thủ tướng yêu cầu các Bộ khẩn trương phối hợp cử cán bộ xuống cơ sở nắm tình hình, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, xử lý các vấn đề phát sinh, đặc biệt là các thủ tục hành chính liên quan đến địa chính, giải phóng mặt bằng, xác định chủ quyền đất...
-
TP Huế có 138 cơ sở nhà đất dôi dư sau khi sắp xếp cấp xã
TP Huế tái bố trí cho chính quyền cấp xã (mới) 153 cơ sở nhà đất, còn lại 138 cơ sở thuộc diện dôi dư.
-
Phường rộng nhất Hà Nội sau sáp nhập có tới 4 cầu vượt sông, dân số ngang ngửa với quốc đảo phát triển bậc nhất châu Á
Từ ngày 1/7, Hà Nội chính thức vận hành bộ máy mới với 126 đơn vị hành chính cấp xã, phường sau sáp nhập. Trong số đó, phường Hồng Hà nổi bật không chỉ vì diện tích lớn nhất Thủ đô, mà còn bởi vị trí chiến lược, lịch sử lâu đời và mật độ dân cư “ngan...