Khi khủng hoảng châu Âu tác động mạnh đến các chính phủ, ý kiến xung quanh mục đích tồn tại của khu vực đồng tiền chung châu Âu đưa ra quan điểm trái chiều.
Hiện nay, ngay cả những lãnh đạo lạc quan nhất tại châu Âu, cũng đã nói đến tam giác Bermunda tại châu Âu : nợ nần, sự sụt giảm về nhân khẩu và tăng trưởng kinh tế kém.
Ngoài những vấn đề kể trên, Liên minh châu Âu đương đầu với khủng hoảng trong chính mô hình kinh tế của mình, 16 nước sử dụng chung đồng tiền. Thị trường đã mất niềm tin với kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu, dù mạnh dù yếu, một ngày nào đó cũng sẽ hợp nhất nhờ vào nguyên tắc chia sẻ đồng tiền. Điều này lấy đi lợi thế của việc hạ giá đồng tiền khi cần thiết.
Cuộc tranh luận về việc làm cách nào để cứu đồng tiền chung châu Âu khỏi sự phân tán đang mắc kẹt bởi nhóm chính phủ hàng đầu châu Âu (Pháp và Đức) đồng ý về yêu cầu bức thiết của việc đạt được sự đồng thuận trong nội bộ châu Âu nhưng bất đồng về hướng thực hiện.
Đức cho rằng cần cứu châu Âu bằng việc áp dụng những quy định khắt khe đốt với hoạt động cho vay, chi tiêu và cạnh tranh, ngoài ra là những biện pháp trừng phạt đối với những chính phủ vi phạm.
Mối lo có thể tính đến là việc đóng băng quỹ hỗ trợ dành cho nhóm nước khó khăn và dự án quy mô lớn, ngoài ra, quyền bỏ phiếu của một nước có thể bị hạn chế. Sự phối hợp về kinh tế cần đến sự tham gia của cả 27 nước thuộc châu Âu. Đức lo ngại sẽ có nhóm ủng hộ chính sách kinh tế chỉ huy kiểu Pháp.
Người Pháp muốn có “Chính phủ kinh tế châu Âu” với trọng tâm tập trung vào một số nước trung tâm châu Âu. Cụ thể, chính trị gia sẽ tập trung vào chính sách tiền tệ và hệ thống phân phối từ nước giàu sang nước nghèo hơn bằng cách cho các chính phủ vay thông qua trái phiếu.
Còn quá sớm để tách rời Liên minh châu Âu. Châu Âu hiện vẫn đóng vai trò khối kinh doanh lớn nhất thế giới. Dự án của châu Âu theo xu hướng tự do: xây dựng thị trường thống nhất trong đó bao gồm 27 nước giàu, nghèo khác nhau, biên giới các khu vực tiếp nhận hàng hóa, vốn và lao động mạnh hơn bất kỳ khu vực nào. Nỗ lực này được đánh giá là tham vọng nhất để làm giảm thế mạnh của toàn cầu hóa.
Vấn đề ở chỗ mô hình xã hội châu Âu đã trở thành từ đồng nghĩa với việc chính phủ nhóm nước này phải tiêu tốn nhiều tiền để làm mọi việc. Mô hình châu Âu tự nó đã đặt dấu chấm hết khi nhiều lãnh đạo châu Âu kêu gọi châu Âu tăng trưởng thuần túy để phát triển hệ thống phúc lợi xã hội. Họ kêu gọi châu Âu cần trở nên năng động hơn để có thể tiếp tục chương trình trợ cấp lương hưu và thất nghiệp.
Trong ngắn hạn, có 2 kịch bản dành cho châu Âu. Kịch bản thứ nhất tích cực đáng ngạc nhiên, kịch bản thứ 2 tiêu cực hơn. Kịch bản thứ nhất bắt đầu với khả năng mọi chuyện sẽ có thể tồi tệ hơn. Nhìn lại 18 tháng trước, thời kỳ thị trường căng thẳng với cuộc biểu tình chống chính phủ tại Hy Lạp, Latvia, Bulgari và Lithuania.
Người đứng đầu Liên đoàn các chủ doanh nghiệp Tây Ban Nha cho rằng có thể đã đến lúc chấm dứt mô hình nền kinh tế tự do để các chính phủ can thiệp. Giới chính trị gia Tây Ban Nha và Anh hối thúc các ngân hàng cho công ty nội địa và người tiêu dùng vay tiền. Giới chức Hy Lạp yêu cầu ngân hàng nước này thận trọng khi chuyển vốn sang chi nhánh tại khu vực Balkan.
Cuối tháng 12/2008, một quan chức cao cấp của châu Âu cho rằng yếu tố thị trường tự do đang ở giai đoạn nguy hiểm. Tổng thống Pháp chỉ trích Liên minh châu Âu áp dụng quy định của châu Âu quá cứng nhắc. Quanh ông, mọi người ủng hộ.
Tháng 10/2009, Ủy ban châu Âu đã phải tiến hành can thiệp sau khi người ta phát hiện Đức đang hỗ trợ cho Opel để duy trì hoạt động của hãng xe này tại Đức (bất chấp sự tồn tại của nhiều nhà máy khác hoạt động hiệu quả hơn”.
Nói cách khác, trên đây là minh chứng cho sức mạnh của thị trường châu Âu thống nhất: chính phủ Đức đã được yêu cầu không được dùng tiền thuế của dân để giữ công ăn việc làm cho người Đức mà không đưa ra quyết định tương tự tại nhà máy của Opel tại Tây Ban Nha, Bỉ, Hungary và Anh.
Đồng tiền chung được lập ra với mục đích thúc đẩy các thay đổi cấu trúc, những nước từng có thời hoang phí cũng như nhiều nước láng giềng buộc phải chi tiêu trong khả năng của họ. Đức và Pháp phản đối.
Chính ngân hàng Pháp và Đức đi đầu trong việc cho Hy Lạp và Tây Ban Nha vay tiền. Các ngân hàng cho vay tin nợ của chính phủ nhóm nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu hoàn toàn an toàn. Theo lời của một quan chức Đức, nguyên nhân ban đầu của khủng hoảng tín dụng tại khu vực đồng tiền chung châu Âu chính là thị trường nhận ra cho Hy Lạp vay tiền nguy hiểm hơn Áo.
Ngoài ra, theo lãnh đạo của Liên minh châu Âu, năm 2008, Hy Lạp đã gian dối về các con số thâm hụt ngân sách. Nỗ lực buộc lãnh đạo hàng đầu của kinh tế nước này minh bạch thông tin không mang lại hiệu quả.
Người ta hẳn đã học được điều gì đó. Quan chức của Đức giờ tuyên bố họ hết sức hối tiếc vì đã góp phần phá đi sự ổn định và tăng trưởng, đáng tiếc mọi chuyện đã quá muộn.
Chính phủ các nước châu Âu đã chỉ trích nhau về việc thực hiện cải cách cấu trúc thất bại trong nhiều năm qua. Ông Jean-Claude Juncker, Thủ tướng Luxembourg, nhớ lại năm 2007: “Chúng tôi biết cần phải làm gì nhưng không biết làm cách nào để được tái đắc cử sau đó.”
Và nay khi thị trường chỉ trích sự chậm chạp của châu Âu, việc đưa ra biện pháp chính xác là vấn đề sống còn.
Đã đến lúc cần cải tổ về cấu trúc, từ năm 2005 đến năm 2030, nhóm dân số trong độ tuổi lao động của châu Âu giảm 20 triệu, số người trên 65 tuổi tăng thêm 40 triệu. Nhờ vào sự tập trung vào vấn đề tài chính công, quả bom hẹn giờ “nhân khẩu học” hiện là chủ đề chung của các cuộc tranh luận tại châu Âu. Chính phủ nhiều nước như Anh hay Hà Lan đã đề xuất tuổi về hưu là 67 hoặc 70 mà không vấp phải nhiều sự tranh cãi.
Tại Pháp, nơi phần lớn người bỏ phiếu chấp thuận nâng tuổi về hưu lên 62, ít người phản đối ý kiến rằng hệ thống lương hưu hiện tại đang khó khăn về tài chính. Phe cánh tả và phe cánh hữu bất đồng về việc đối tượng nào sẽ trả tiền để chỉnh sửa hệ thống đó.
Châu Âu còn đang đương đầu với vấn đề chi tiêu công không hợp lý. Chính phủ các nước dành nhiều năm hỗ trợ lương cho người lao động, cung cấp phúc lợi như thưởng sinh con hay nghỉ hưu sớm trước các đợt bầu cử, ngoài ra chính phủ còn giảm trợ cấp đối với các nhóm lợi ích lớn.
Tất cả những yếu tố trên không dẫn đến kết thúc tốt đẹp cho châu Âu. Những chính sách “thắt lưng buộc bụng” hiện nay rất nguy hiểm và có thể cướp đi nhiều việc làm trong ngắn hạn và trung hạn. Chính trị gia nhiều nước lo lắng về vấn đề thất nghiệp.
Xung đột lợi ích sẽ cản trở đổi mới. Xét đến những thế hệ mất mát tại Tây Ban Nha. Nhiều người trong số họ sống với cha mẹ. Công việc của người cha giúp đảm bảo cuộc sống cho gia đình, khiến người con trong gia đình luôn ủng hộ luật ngăn khả năng người chả của họ bị sa thải.
Lao động trong lĩnh vực công, có thể giống như những người được hưởng đặc ân. Thế nhưng việc cắt giảm sẽ khiến nhiều người có cảm giác như họ là nạn nhân. Người lao động trong lĩnh vực công tại châu Âu thường được trả lương thấp, họ đã chấp nhận lương thấp và sự tẻ nhạt để có được việc làm ổn định.
Quan chức hàng đầu tại Brussels cho biết họ cần phải thuyết phục người bỏ phiếu rằng mô hình biên giới mở của của châu Âu. Liên minh châu Âu cần đưa ra khung điều tiết ngăn hành vi lạm dụng, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, nếu không bảo hộ sẽ tăng cao.
Vậy hướng chính sách của lãnh đạo châu Âu ra sao? Dù Pháp và Đức không thống nhất về vấn đề quản trị khu vực đồng tiền chung châu Âu, sẽ sai lầm nếu cho rằng họ sẽ bất đồng mãi mãi. Cuối cùng họ cũng sẽ phải thỏa hiệp với nhau.
Cuối cùng, châu Âu sẽ cố gắng cứu đồng tiền chung thế nào? Sẽ có những chương trình giải cứu không được gọi là giải cứu mà gọi là quỹ giải cứu cho thành viên yếu thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu và những cuộc đối thoại trong thành viên chính phủ về kế hoạch ngân sách.
Liệu như vậy đã đủ? Điều đó còn tùy thuộc vào tăng trưởng kinh tế và liệu châu Âu có học đúng được những gì cần thiết từ khủng hoảng vừa qua. Một châu Âu cởi mở, linh hoạt và cạnh tranh mang đến cho người châu Âu cơ hội tốt nhất để đương đầu với toàn cầu hóa.
Cafeland.vn
Theo Economist