Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh có dự án đi qua tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau:
Khẩn trương hoàn thành khối lượng còn lại của công tác GPMB cho 11 dự án thành phần trong quý II/2021;
Chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với các chủ sở hữu, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật để hoàn thành di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật đáp ứng tiến độ bàn giao mặt bằng nêu trên;
Chủ động xử lý các vướng mắc, kiến nghị liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân tỉnh;
Đẩy nhanh tiến độ giải quyết các điều kiện, thủ tục về cấp giấy phép đối với các mỏ vật liệu theo quy định của pháp luật để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu vật liệu thi công Dự án;
Thường xuyên kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, tùy tiện nâng giá vật liệu xây dựng;
Sớm thống nhất về số lượng, quy mô, vị trí các bãi vật liệu phế thải phục vụ cho Dự án.
Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án và các Nhà thầu thi công: Phối hợp với các địa phương, các chủ quản lý, sử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật cần di dời để kịp thời xử lý, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác GPMB, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo tiến độ hoàn thành công tác GPMB, bàn giao trong quý II/2021; chủ động rà soát, tổng hợp các tồn tại, vướng mắc phát sinh về GPMB, có kế hoạch làm việc cụ thể với các địa phương để kịp thời giải quyết, tháo gỡ, tập trung xử lý dứt điểm các kiến nghị của địa phương.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội khẩn trương chỉ đạo các chủ quản lý, chủ sử dụng công trình hạ tầng điện, đường cáp viễn thông thuộc phạm vi quản lý, đẩy nhanh tiến độ di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật còn nằm trong phạm vi GPMB, đáp ứng tiến độ hoàn thành bàn giao mặt bằng trong quý II/2021.
Hiến độ triển khai dự án còn chậm, trong đó công tác GPMB không đáp ứng tiến độ cam kết (bàn giao toàn bộ mặt bằng trong quý II/2020). Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, đến ngày 14/5/2021, mới chỉ có 01/13 tỉnh (tỉnh Nam Định), 01/11 dự án thành phần (đoạn Cao Bồ - Mai Sơn) hoàn thành công tác GPMB.
Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 là dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, gồm 11 dự án thành phần với tổng chiều dài 652,85 km, đi qua địa phận 13 tỉnh gồm: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang, Vĩnh Long.
-
Ưu tiên đầu tư cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 theo hình thức PPP hoặc BOT
Cafeland - Đó là kết luận của Thủ tướng trong cuộc họp với Thường trực Chính phủ về Dự án Cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025, vừa được Văn phòng Chính phủ Thông báo trong văn bản số 92/TB-VPCP ban hành ngày 3/5/2021.
-
Vụ xóa chữ trên biển báo cao tốc, Tập đoàn Sơn Hải tố hành vi phá hoại, đơn vị xóa chữ nói gì?
Trong khi Tập đoàn Sơn Hải cho rằng việc xóa dòng chữ “Sơn Hải bảo hành 10 năm” trên cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu là hành vi phá hoại thì đơn vị chỉ đạo xóa dòng chữ này đã có phản hồi giải thích lý do....
-
Nguồn vật liệu cho các dự án giao thông trọng điểm phía Nam hiện ra sao?
Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có tổng nhu cầu cát khoảng 29 triệu m3. Hiện nay, các địa phương xác định nguồn cung 23 triệu m3.
-
Cao tốc Cam Lộ - La Sơn được mở rộng lên 4 làn xe
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1244/QĐ-TTg ngày 23/10/2024 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cam Lộ - La Sơn....