Cầu Cát Lái 20 năm tìm đường
Cầu Cát Lái được lên kế hoạch từ 20 năm trước đây và đến 2016 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư. Theo kế hoạch ban đầu, cây cầu sẽ kết nối thành phố Thủ Đức (TP.HCM) với huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) với tổng mức đầu tư 7.200 tỉ đồng.
Tháng 7/2022, đơn vị tư vấn đưa ra 5 phương án xây cầu Cát Lái. 2 địa phương TP.HCM và tỉnh Đồng Nai đã làm việc nhiều lần về vị trí xây cầu, song chưa chốt được vị trí cuối cùng.
Cầu Cát Lái (hình minh họa)
Tháng 10/2022, Sở Giao thông vận tải TP.HCM họp bàn về việc triển khai cây cầu, đưa ra nhận định phương án tuyến của cầu Cát Lái không khả thi do quy hoạch ảnh hưởng đến hoạt động của càng Cát Lái cũng như gây ùn tắc nghiêm trọng tại các tuyến giao thông ở khu vực đường Nguyễn Thị Định và phà Cát Lái.
Sở GTVT TP đề xuất 2 phương án mới, xây cầu kết nối Đồng Nai từ TP.Thủ Đức và quận 7. Tuy nhiên việc bổ sung phương án quy hoạch hai vị trí cầu kết nối TP.HCM với tỉnh Đồng Nai như trên sẽ phải trình Bộ GTVT xem xét.
Sau 20 tìm đường, đến nay vẫn chưa biết “số phận” cầu Cát Lái sẽ như thế nào trong thời gian tới.
Cầu Nhơn Trạch 6 năm điều chỉnh thiết kế
Cầu Nhơn trạch dài hơn 2km, với tổng mức đầu tư 1.800 tỉ đồng, kết nối Tân Vạn – Nhơn Trạch thuộc dự án đường vành đai 3 của TP.HCM. Dự án có điềm đầu giao với đường tỉnh 25B thuộc địa phận huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) và điểm cuối giao với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây thuộc TP.Thủ Đức (TP.HCM).
Hình minh họa
Dự án xây dựng cầu Nhơn Trạch được phê duyệt vào tháng 2/2016 tuy nhiên nhiều lần lỡ hẹn khởi công do gặp nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai. Tháng 6/2022, dự án được điều chỉnh lần cuối cùng, lên kế hoạch khởi công trong tháng 7 nhưng lại tiếp tục bị trì hoãn do chưa có đủ mặt bằng sạch để thi công.
Đến tháng 9/2022, dự án chính thức được khởi công, đặt mục tiêu sẽ hoàn thành vào năm 2025 (sau 35 tháng thi công).
Cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh bị đứt cáp ngầm
Cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh dài hơn 600 m, rộng gần 13 m, đưa vào khai thác cách đây 20 năm với tuyến đường cùng tên. Nằm trên trục giao thông chính kết nối khu đông vào trung tâm TP.HCM, cây cầu nhận được sự chú ý của dư luận khi xảy ra sự cố đứt cáp ngầm vào tháng 9/2022.
Cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh (hình: Gia Minh/VNE)
Sự cố khiến nhịp chính công trình bị võng xuống, kèm nhiều vết nứt. Việc khắc phụ sự cố yêu cầu TP.HCM phải lên phương tổ chức lại giao thông đi qua khu vực.
Được biết, cầu bị hư hỏng và được sửa lần đầu năm 2017, đến nay vẫn được duy tu, bảo trì thường xuyên.
Cầu Thủ Thiêm 2 hoàn thành sau 7 năm thi công
Tháng 4/2022, công trình cầu Thủ Thiêm 2 chính thức khánh thành sau hơn 7 năm thi công. Công trình có chiều dài hơn 1,4km, bắc qua sông Sài Gòn, nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.Thủ Đức) với trung tâm quận 1 tại đường Tôn Đức Thắng.
Cầu Thủ Thiêm 2 (hình: VnEconomy)
Dự án có tổng vốn đầu tư gần 3.100 tỉ đồng, do Công ty Cổ phần địa ốc Đại Quang Minh làm chủ đầu tư. Khởi công xây dựng năm 2015, dự án dự kiến cầu hoàn thành năm 2018 tuy nhiên gặp phải một số khó khăn và nhiều lần phải gia hạn thời gian thực hiện. Đến năm 2022, dự án chính thức hoàn thành và đi vào hoạt động.
Trong kỳ họp mới đây, HĐND TP.HCM đã thông qua Nghị quyết về đặt tên Ba Son cho cầu Thủ Thiêm 2.
Cầu Long Kiển tái khởi công
Cầu Long Kiểng có vai trò kết nối giao thông TP.HCM với Long An thông qua hai xã Phước Kiển và Nhơn Đức của huyện Nhà Bè. Dự án được phê duyệt đầu tư từ năm 2001 và điều chỉnh lại năm 2017. Cầu Long Kiểng có quy mô dài 318 m, rộng 15 m với tổng mức đầu tư hơn 557 tỉ đồng từ nguồn ngân sách thành phố.
Cầu Long Kiểng
Đến tháng 8/2018 dự án mới được khởi công và dự kiến hoàn thành vào tháng 11/2019. Tuy nhiên, từ khoảng 3 năm nay công trình hoàn toàn bất động khi tiến độ giải phóng mặt bằng không đạt kết quả.
Đến tháng 8/2022, dự án hoàn thành công tác đàm phán bồi thường GPMB, tiến tới khởi công trở lại và đặt mục tiêu hoàn thành năm 2023.
Cầu Thủ Thiêm 4 được phê duyệt
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM mới đây đã phê duyệt kế hoạch chuẩn bị dự án để triển khai nghiên cứu xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 theo phương thức đối tác công tư (PPP). Cầu Thủ Thiêm 4 dự kiến dài 2.160 m, tổng kinh phí lớn nhất lên tới 5.200 tỉ đồng.
Hướng tuyến cầu Thủ Thiêm 4
Lộ trình cầu bắt đầu từ cầu Tân Thuận 2 đi dọc đường Nguyễn Văn Linh, rẽ trái ở ngã tư Huỳnh Tấn Phát nối vào đường Lưu Trọng Lư (quận 7). Cầu tiếp tục cắt qua khu cảng Tân Thuận, vượt sông Sài Gòn nối khu đô thị Thủ Thiêm tại giao lộ trục Bắc Nam và tuyến R4.
Với hướng tuyến trên, sau khi hoàn thành, cây cầu sẽ rút ngắn khoảng 20 km di chuyển giữa khu Nam (quận 4, 7, huyện Nhà Bè) với khu Đông (TP.Thủ Đức), thay vì phải đi qua khu vực trung tâm quận 1.
Cầu Bình Gởi kết nối TP.HCM với Bình Dương
Tháng 11/2022, Sở GTVT tỉnh Bình Dương cho biết sẽ sớm triển khai dự án xây dựng cầu Bình Gởi bắc qua sông Sài Gòn, nối TP. Thuận An với khu vực quận 12 của TP.HCM. Công trình có độ dài 1km rộng 20m, quy mô 4 làn xe, yêu cầu mức kinh phí 570 tỉ đồng.
Cầu Bình Gởi nằm trong dự Dự án thành phần 5 của Vành đai 3 TP.HCM. Dự án đi qua 4 địa phương TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An với chiều dài hơn 76 km, tổng vốn đầu tư hơn 75.000 tỉ đồng.
Hình minh họa
Sau khi hoàn thành, cầu Bình Gởi sẽ là cây cầu thứ 3 kết nối Bình Dương và TP.HCM qua sông Sài Gòn. 2 câu cầu đã được xây dựng trước đó là cầu Phú Cường và Phú Long.
-
Điểm tên những dự án giao thông trọng điểm ở TP.HCM về đích năm 2022
Từ cầu Thủ Thiêm 2 tới đường Đặng Thúc Vịnh, người dân TP.HCM vô cùng phấn khởi khi hàng loạt dự án giao thông quy mô lớn với mức đầu tư khủng đi vào khai thác, phục vụ nhu cầu lưu thông. Sau đây là danh sách những dự án giao thông trọng điểm ở TP.HCM hoàn thành năm 2022.
-
Bức tranh kinh tế Việt Nam 2022 - những con số ấn tượng
Kết thúc năm 2022, bên cạnh những khó khăn, bức tranh nền kinh tế Việt Nam nhiều gam màu sáng với những con số tăng trưởng ấn tượng. Mức tăng trưởng GDP ước tính trên 8%, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa vượt mốc 730 tỷ USD, xuất siêu đạt tới 11,2 t...
-
Khó chồng khó, doanh nghiệp bất động sản phá sản tăng gần 40%
Theo Bộ Xây dựng, năm 2022 số doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể tăng khoảng 38,7% so với cùng kỳ năm trước.
-
Định vị lại những ngôi sao ngành thép Việt
Thấm đòn từ đại dịch Covid-19, cộng thêm áp lực lạm phát, nguy cơ suy thoái tại nhiều nền kinh tế lớn đã khiến thị trường thép chao đảo. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp thép đầu ngành như Hòa Phát hay Hoa Sen vẫn tranh thủ tìm cách củng cố vị th...