Chiều ngày 19/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục họp phiên 31, cho ý kiến báo cáo công tác dân nguyện trong tháng 2/2024.
Báo cáo tình hình ý kiến, kiến nghị cử tri, nhân dân, Trưởng ban Dân nguyện (thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội) Dương Thanh Bình cho hay, cử tri, nhân dân đánh giá cao việc Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, an sinh xã hội...
Tuy nhiên, cử tri phản ánh tình trạng khan hiếm nguồn cát xây dựng, không đủ cung cho các công trình trọng điểm quốc gia và nhu cầu xây dựng khác làm chi phí đầu tư tăng cao, ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công công trình, dự án.
Ngoài ra, cử tri cũng phản ánh tình trạng khai thác cát trái phép ở Hà Nội và một số địa phương diễn biến phức tạp.
Cử tri cũng lo lắng về giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng; tình trạng thiếu thuốc, vắc xin, trang thiết bị, vật tư y tế tại các cơ sở y tế công lập.
Trưởng ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình báo cáo ý kiến, kiến nghị cử tri tháng 2/2024
Cũng theo Trưởng ban Dân nguyện, cử tri phản ánh hiện nay một số bệnh nhân chưa được điều trị dứt bệnh nhưng do hết thời gian điều trị nội trú tại các cơ sở y tế theo quy định bảo hiểm y tế nên phải làm thủ tục xuất viện, sau đó mới nhập viện lại để được tiếp tục điều trị, quy định này đã gây khó khăn cho người dân khi điều trị bệnh…
Đồng thời, thẻ bảo hiểm y tế theo mẫu mới không ghi thời hạn hết hiệu lực trên thẻ, điều này gây khó khăn cho người sử dụng trong việc theo dõi thời gian hết hạn của thẻ để đóng tiếp...
Từ phản ánh của cử tri, người dân, Ban Dân nguyện kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương có giải pháp hiệu quả để kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả hàng hóa thị trường..., tránh tình trạng mức điều chỉnh tăng lương không theo kịp lạm phát, tăng giá các mặt hàng.
Ban Dân nguyện cũng kiến nghị tiếp tục chỉ đạo bộ, ngành liên quan có giải pháp cho khai thác mỏ tạo nguồn cung, hạ giá thành để đáp ứng yêu cầu xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia, các công trình xây dựng khác…
Cần giải pháp khắc phục tình trạng khan hiếm cát xây dựng
Trên thực tế, tình trạng thiếu nguồn cung cát xây dựng cho các công trình trọng điểm, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu long. Sau đó, việc thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp cho các dự án hạ tầng giao thông đã được triển khai tại một số dự án.
Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo một số kết quả, nội dung chính việc thí điểm sử dụng cát biển làm nền đường giao thông.
Bộ GTVT cho biết đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành triển khai thực hiện thí điểm sử dụng cát biển làm nền đường trên phạm vi đoạn tuyến hoàn trả đường tỉnh 978 thuộc dự án thành phần đoạn cao tốc Hậu Giang - Cà Mau.
Kết quả cho thấy, cát biển sử dụng cho đoạn thí điểm có chỉ tiêu cơ lý đáp ứng yêu cầu vật liệu đắp nền đường theo TCVN 9436:2012 “nền đường - thi công và nghiệm thu”.
Ngoài ra, báo cáo tổng kết công tác thi công, kiểm định đánh giá chất lượng thi công, quan trắc môi trường cũng cho thấy đủ cơ sở để có thể sử dụng cát biển đắp nền đường ô tô trong các điều kiện tương tự như khu vực thử nghiệm của dự án thí điểm.
Tuy nhiên, Bộ GTVT cho rằng do việc thí điểm mới chỉ thực hiện với quy mô nhỏ, cấp thiết kế thấp hơn đường cao tốc, chất lượng cát biển mới chỉ được nghiên cứu cho một khu vực (mỏ cát biển tỉnh Trà Vinh), các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về độ mặn đối với cây trồng vật nuôi chưa đầy đủ.
Việc sử dụng đại trà cát biển để xây dựng đường ô tô cần được tiếp tục thí điểm mở rộng ở các dự án với cấp quy mô, cấp thiết kế cao hơn, cũng như thí điểm ở các điều kiện tự nhiên, điều kiện môi trường, nguồn vật liệu cát biển khác nhau để có cơ sở đánh giá một cách toàn diện.
Bộ GTVT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố căn cứ nhu cầu, điều kiện thực tế triển khai dự án của địa phương để tổ chức triển khai thí điểm mở rộng sử dụng cát biển làm nền đường cho dự án xây dựng công trình giao thông có điều kiện tự nhiên, môi trường tương tự như dự án thí điểm.
-
Qua thí điểm dùng cát biển đắp nền đường cao tốc Hậu Giang - Cà Mau, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết có đủ cơ sở để sử dụng cát biển đắp nền đường ô tô trong các điều kiện tương tự như khu vực thử nghiệm của dự án thí điểm.
-
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo gỡ khó nguồn vật liệu cho cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các cơ quan và đơn vị thi công phối hợp chặt chẽ, tập trung nguồn lực để đảm bảo tiến độ thi công dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
-
Thị trường kim loại quý phục hồi nhờ đâu?
Theo MXV, thị trường kim loại ghi nhận diễn biến tích cực với sự phục hồi của bạc và bạch kim, một phần là nhờ lực mua kỹ thuật của giới đầu cơ.
-
Nguồn vật liệu thi công cao tốc Cần Thơ - Cà Mau hiện ra sao?
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng yêu cầu cố gắng tối đa sử dụng cát biển tại dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Những vị trí cấp thiết, không dùng được cát biển thì mới sử dụng cát sông....
-
UBND tỉnh Bình Định vừa có chỉ đạo quan trọng về việc khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định yêu cầu các đơn vị, địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các mỏ đá làm vật liệu trên địa bàn tỉnh.