Hình minh họa.
Theo báo Đầu tư, trong văn bản mới nhất gửi lên Bộ GTVT, liên danh 3 nhà đầu tư tự giới thiệu đều là những công ty có năng lực trong thi công xây dựng hạ tầng, xây dựng dân dụng và công nghiệp, đầu tư phát triển dự án bất động sản, công nghiệp. Liên danh này được thành lập với định hướng đầu tư và phát triển các dự án hạ tầng trên toàn quốc.
Qua nghiên cứu số liệu từ các cơ quan quản lý ngành giao thông vận tải, các đơn vị nhận thấy tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương đang bị mãn tải tải (hết công suất khai thác và trở nên quá tải). Do đó, liên danh xin Bộ GTVT xem xét cho phép được chủ trì lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo khả thi dự án "Đầu tư xây dựng mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương" theo phương thức đối tác công - tư (PPP).
Liên danh 3 doanh nghiệp này cam kết sẽ tự bỏ chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi để trình phê duyệt. Trường hợp không được duyệt, liên danh tự chịu.
Về năng lực, Tổng công ty Xây dựng Công trình Cienco 6 có vốn điều lệ là 492 tỷ đồng, doanh thu 3 năm gần nhất đạt 3.800 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 520 tỷ đồng; Công ty CP Xây dựng Coteccons có vốn điều lệ 792 tỷ đồng, doanh thu 3 năm gần nhất đạt 48.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 8.247 tỷ đồng; Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại Thuận Việt có vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng, doanh thu 3 năm gần đây đạt 7.800 tỷ đồng, nguồn vốn sở hữu đạt 1.677 tỷ đồng.
Cienco 6 là tổng công ty thuộc Bộ GTVT chuyên thi công các công trình hạ tầng giao thông, sân bay, bến cảng... Cienco 6 đang thi công 2 tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành và Dầu Giây - Phan Thiết.
Công ty CP Xây dựng Coteccons chuyên về lĩnh vực thi công dân dụng và công nghiệp, đặc biệt là các công trình cao tầng. Gần đây, Coteccons đã thực hiện đầu tư và thi công một số dự án hạ tầng kỹ thuật.
Công ty TNHH Xây dựng - thương mại Thuận Việt chuyên về lĩnh vực đầu tư và xây dựng, Thuận Việt cung cấp các giải pháp thi công đa dạng cho các công trình quy mô lớn trong cả nước.
Cao tốc TP.HCM – Trung Lương dài 50 km, quy mô 4 làn xe tổng kinh phí đầu tư 9.884 tỷ đồng. Đây là một phần của tuyến Đường cao tốc Bắc - Nam. Dự án được khởi công năm 2004 và hoàn thành vào năm 2010. Việc đưa vào khai tuyến đường cao tốc này đáp ứng cho khoảng 50.000 lượt ô tô qua lại mỗi ngày, và gấp đôi vào các dịp lễ tết.
Sau hơn 12 năm khai thác, tuyến cao tốc không còn đáp ứng được công suất hiện hành, vận tốc lưu thông thực tế hiện chỉ dao động từ 60 – 80 km/h (vận tốc thiết kế 120 km/giờ).
-
Ngừng thực hiện dự án nối đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương
UBND TP.HCM vừa chấp thuận chủ trương ngừng thực hiện dự án 1.557 tỷ đồng xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương (giai đoạn 1).
-
Vụ xóa chữ trên biển báo cao tốc, Tập đoàn Sơn Hải tố hành vi phá hoại, đơn vị xóa chữ nói gì?
Trong khi Tập đoàn Sơn Hải cho rằng việc xóa dòng chữ “Sơn Hải bảo hành 10 năm” trên cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu là hành vi phá hoại thì đơn vị chỉ đạo xóa dòng chữ này đã có phản hồi giải thích lý do....
-
Nguồn vật liệu cho các dự án giao thông trọng điểm phía Nam hiện ra sao?
Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có tổng nhu cầu cát khoảng 29 triệu m3. Hiện nay, các địa phương xác định nguồn cung 23 triệu m3.
-
Cao tốc Cam Lộ - La Sơn được mở rộng lên 4 làn xe
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1244/QĐ-TTg ngày 23/10/2024 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cam Lộ - La Sơn....