Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương khi hoàn thành sẽ giảm tải cho quốc lộ 20
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cư tri tỉnh Đồng Nai về việc sớm đẩy nhanh tiến độ khởi công cao tốc Dầu Giây – Liên Khương gồm 3 dự án thành phần: Dầu Giây – Tân Phú, Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương.
Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến cao tốc Dầu Giây (Đồng Nai) - Liên Khương (Lâm Đồng) có tổng chiều dài khoảng 220 km, trong đó hiện nay đoạn Dầu Giây - Liên Khương đang nghiên cứu dài khoảng 201 km (bao gồm các đoạn Dầu Giây - Tân Phú dài 60 km, Tân Phú - Bảo Lộc dài 67 km, Bảo Lộc - Liên Khương dài 74 km); quy mô 4 làn xe, tiến trình đầu tư trước năm 2030.
Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Giao thông vận tải là cơ quan có thẩm quyền triển khai đầu tư Dự án cao tốc đoạn Dầu Giây - Tân Phú theo phương thức PPP, giao Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng là cơ quan có thẩm quyền triển khai đầu tư 02 Dự án cao tốc đoạn Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức PPP.
Đến nay, 2 dự án cao tốc đoạn Dầu Giây - Tân Phú và đoạn Tân Phú - Bảo Lộc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, đoạn Bảo Lộc - Liên Khương đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng phê duyệt chủ trương đầu tư.
Bộ GTVT cho biết, Bộ cùng UBND tỉnh Lâm Đồng đang khẩn trương triển khai các thủ tục theo quy định để sớm phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, làm cơ sở để triển khai các bước tiếp theo, đáp ứng tiến độ yêu cầu theo chủ trương đầu tư đã được phê duyệt.
Trước đó, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã lên kế hoạch khởi công hai dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc Liên Khương vào dịp 2/9/2023. Tuy nhiên, kế hoạch này đã không thể triển khai sau đó.
Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương là hạ tầng quan trọng kết nối các tỉnh Đông Nam Bộ với khu vực Tây Nguyên. Hiện nay, quốc lộ 20 đang là tuyến độc đạo kết nối hai khu vực này nên thường xuyên ùn tắc, kẹt xe nhất là vào các dịp lễ tết.
Đặc biệt, việc đầu tư cao tốc Dầu Giây – Liên Khương càng cấp bách hơn vừa qua tuyến quốc lộ 20 bị chia cắt sau nhiều vụ sạt lở nghiêm trọng.
Sau các vụ sạt lở, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang cũng đã chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành, địa phương có liên quan tạo điều kiện ưu tiên triển khai sớm các tuyến cao tốc ở khu vực này nhằm phá thế độc đạo tuyến đường hiện hữu, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cho Lâm Đồng và cả khu vực Tây Nguyên.
-
Sau sạt lở đèo Bảo Lộc, tuyến cao tốc “giải cứu” quốc lộ 20 đang triển khai tới đâu?
Vụ sạt lở nghiêm trọng trên đèo Bảo Lộc mới đây khiến quốc lộ 20 – tuyến độc đạo nối Lâm Đồng với vùng Đông Nam Bộ bị chia cắt hoàn toàn. Trong khi đó, dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương có vai trò giảm tải với quốc lộ 20 đang chờ ngày khởi công.
-
Nguồn vật liệu thi công cho các dự án ở Lâm Đồng sắp có chuyển biến mới
36 điểm mỏ khoáng sản tại tỉnh Lâm Đồng sẽ được đưa ra đấu giá quyền khai thác làm vật liệu xây dựng thông thường.
-
Lần đầu tiên Đà Lạt có biểu tượng nghỉ dưỡng 5 sao quốc tế
Sau sự kết hợp cùng 4 thương hiệu huyền thoại trên thế giới, The One Destination - chủ đầu tư dự án Haus Da Lat chính thức công bố cùng IHG Hotels & Resort đưa thương hiệu InterContinental về Đà Lạt, kiến tạo tổ hợp resort 5 sao đầu tiên của thành ph...
-
Lâm Đồng đầu tư khu tái định cư 164 tỷ đồng phục vụ cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương
Khu tái định cư tại xã Ninh Hòa, huyện Di Linh sẽ được triển khai với kinh phí hơn 164 tỷ đồng. Đây là bước chuẩn bị của tỉnh Lâm Đồng để bố trí cho người dân di dời khi xây dựng dự án cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương....