Liên tiếp trong thời gian vừa qua, nhiều sàn giao dịch BĐS bị phanh phui vì rao bán khống dự án, đã cho thấy các sàn giao dịch BĐS chưa hề hoạt động đúng như mục đích ban đầu là đem lại diện mạo mới cho thị trường BĐS.
Ảnh minh họa. nguồn internet.
Cụ thể, vụ việc gần đây nhất là nhân viên Công ty CP Đầu tư và Quản lý
BĐS UDIC (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội), bị bắt quả tang đang
nhận số tiền chênh lệch lớn trong vụ mua bán căn hộ do UDIC làm chủ đầu
tư, tiếp tục là hồi chuông cảnh báo đối với người mua BĐS qua sàn.
"Điểm mặt" một số Sàn vi phạm
Ngày 10/3/2011, Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C44) cho biết đã bắt quả tang Tạ Tất Toàn (SN 10/4/1975, trú tại số 24/42, ngõ Chùa Hưng Ký, đường Minh Khai Hai Bà Trưng, TP Hà Nội), là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư phát triển Đài Việt cùng đồng bọn đang sử dụng tài liệu giả để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người mua.
Theo hồ sơ của CQĐT, Toàn và các đồng bọn đã làm giả các tài liệu như văn bản đồng ý của UBND TP Hà Nội giao cho Công ty Indochina làm chủ đầu tư dự án Dương Nội, giấy ủy quyền huy động vốn của Công ty Indochina cho Công ty Đài Việt, bản đồ thửa đất… Đối tượng này đồng thời còn làm giả con dấu của UBND TP Hà Nội, Công ty Indochina và chỉ đạo Nguyễn Hoàng Hải, là GĐ công ty; La Quốc Đạt, PGĐ Công ty sử dụng để lừa dối khách hàng có nhu cầu mua đất dự án Dương Nội, số tiền lên tới 4 tỷ đồng.
Và mới đây, ngày 6/6/2011, cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội cũng đã thi hành lệnh bắt ông Trương Chiến Bình, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Quản lý BĐS UDIC để điều tra về hành vi "lạm dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản".
Trước đó, Công an TP Hà Nội đã bắt quả tang một vụ "ăn vênh" tiền chênh lệch số lượng lớn trong mua bán, giao dịch căn hộ chính UDIC làm chủ đầu tư. Theo cáo buộc của cơ quan điều tra, tại sàn giao dịch BĐS UDIC đã tiến hành giao dịch thành công 7/12 căn hộ liền kề thấp tầng tại dự án khu K thuộc khu nhà Yên Hòa - Cầu Giấy (Hà Nội), thu về số tiền vênh gần 30 tỷ đồng. 3 người liên quan trong vụ việc bị bắt quả tang là Nguyễn Trần Linh, Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc kinh doanh Công ty CP Đầu tư và Quản lý BĐS UDIC; Đặng Quang Huy, nhân viên sàn giao dịch và Nguyễn Thị Nhàn, thủ quỹ công ty.
Theo lời khai ban đầu của các đối tượng, việc đưa ra mức giá bán nhà thực tế cao hơn so với giá ghi trong hợp đồng là theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc Trương Chiến Bình. Số tiền "vênh" mà các đối tượng này kiếm được lên đến gần 30 tỷ đồng, trong đó ông Trương Chiến Bình được chia nhiều nhất.
Đây không phải lần đầu tiên, một sàn giao dịch BĐS bị “sờ gáy”. Thời gian qua, cơ quan chức năng cũng đã phát hiện nhiều vụ, trong đó nổi bật tại Hà Nội là vụ bán đất khống của Công ty CP Xây dựng và Dịch vụ 1/5 tại dự án Thanh Hà (Hà Nội) do Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco 5) làm chủ đầu tư.
Hay dự án tại ngách 218/16 Trần Duy Hưng – còn được rao bán là Chung cư mini Petromanning", được nhiều sàn giao dịch BĐS rao bán, với khoảng 2 tỷ đồng/căn hộ. Tuy nhiên, dự án vẫn chưa được triển khai. Đặc biệt hơn, đơn vị được cho là chủ đầu tư dự án này thông tin rằng, dự án mới đang chuẩn bị khởi công và không xây dựng chung cư mini…
Càng nhiều sàn, nguy cơ lừa đảo càng cao
Theo báo cáo chưa đầy đủ của 19 tỉnh và thành phố, trong năm 2010 có 11.890 giao dịch thông qua sàn với tổng giá trị giao dịch qua sàn là 27.257 tỷ đồng (trong đó nhiều nhất là TP. Hồ Chí Minh có 4.311giao dịch qua sàn với tổng giá trị giao dịch là 6.509 tỷ đồng và Hà Nội có 3.929 giao dịch với tổng giá trị giao dịch là 18.680 tỷ đồng). Số lượng giao dịch của Hà Nội ít hơn TP.HCM nhưng giá trị giao dịch lại gấp 3 lần Tp.HCM.
Việc thủ tục lập sàn giao dịch BĐS khá dễ dàng, cộng với thị trường này còn nhiều tiềm năng, là mảnh đất màu mỡ của nhà đầu tư nên tình trạng các sàn BĐS mọc lên như nấm là điều dễ hiểu. Nhưng thay vì đem lại diện mạo mới cho thị trường thì nhiều sàn hoạt động thiếu chuyên nghiệp, chỉ mang tính hình thức, thậm chí trở thành công cụ hợp thức hóa vi phạm cho các chủ đầu tư. Hầu hết các sàn giao dịch này chưa thực hiện công khai thông tin về BĐS, thị trường BĐS không minh bạch, thông tin dự án lòng vòng dẫn đến các nhà môi giới, chủ đầu tư đua nhau "bắt chẹt" khách hàng. Thủ tục đất đai “một cửa” nhưng “nhiều ngách” càng khiến thị trường thêm tiêu cực.
Thậm chí để hút người mua, nhiều sàn đã “vẽ” ra những con số bán hàng rất ấn tượng. Mặc dù, thị trường đang khó khăn, nhưng nhiều dự án, sau khi tung ra chỉ vài ngày, đã được chủ đầu tư công bố là đã bán gần hết. Với những cam kết "ký hợp đồng với chủ đầu tư", trong khi ngay chính bản thân sàn cũng không biết "mặt mũi" dự án như thế nào. Cách làm này không khác gì so với cách các trung tâm môi giới nhà đất và "cò đất" đã làm trước đây. Điều này khiến cho thị trường bị nhiễu thông tin, gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Về phía mình, chủ đầu tư lại lách luật gây thiệt thòi cho người mua.
Hiện vẫn tồn tại nhiều sàn giao dịch BĐS chưa tuân thủ các quy định của pháp luật. Mặt khác, các chủ đầu tư cũng tìm nhiều cách né tránh việc giao dịch BĐS qua sàn. Những tiêu chí về chứng chỉ, số lượng người có chứng chỉ thực tế không phải là rào cản lớn đối với việc thành lập và hoạt động của các sàn. Vấn đề quản lý chất lượng sàn giao dịch BĐS hiện là một bài toán khó đối với các cơ quan chức năng và phụ thuộc nhiều ý thức của các doanh nghiệp trong việc thành lập sàn giao dịch BĐS.
"Điểm mặt" một số Sàn vi phạm
Ngày 10/3/2011, Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C44) cho biết đã bắt quả tang Tạ Tất Toàn (SN 10/4/1975, trú tại số 24/42, ngõ Chùa Hưng Ký, đường Minh Khai Hai Bà Trưng, TP Hà Nội), là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư phát triển Đài Việt cùng đồng bọn đang sử dụng tài liệu giả để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người mua.
Theo hồ sơ của CQĐT, Toàn và các đồng bọn đã làm giả các tài liệu như văn bản đồng ý của UBND TP Hà Nội giao cho Công ty Indochina làm chủ đầu tư dự án Dương Nội, giấy ủy quyền huy động vốn của Công ty Indochina cho Công ty Đài Việt, bản đồ thửa đất… Đối tượng này đồng thời còn làm giả con dấu của UBND TP Hà Nội, Công ty Indochina và chỉ đạo Nguyễn Hoàng Hải, là GĐ công ty; La Quốc Đạt, PGĐ Công ty sử dụng để lừa dối khách hàng có nhu cầu mua đất dự án Dương Nội, số tiền lên tới 4 tỷ đồng.
Và mới đây, ngày 6/6/2011, cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội cũng đã thi hành lệnh bắt ông Trương Chiến Bình, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Quản lý BĐS UDIC để điều tra về hành vi "lạm dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản".
Trước đó, Công an TP Hà Nội đã bắt quả tang một vụ "ăn vênh" tiền chênh lệch số lượng lớn trong mua bán, giao dịch căn hộ chính UDIC làm chủ đầu tư. Theo cáo buộc của cơ quan điều tra, tại sàn giao dịch BĐS UDIC đã tiến hành giao dịch thành công 7/12 căn hộ liền kề thấp tầng tại dự án khu K thuộc khu nhà Yên Hòa - Cầu Giấy (Hà Nội), thu về số tiền vênh gần 30 tỷ đồng. 3 người liên quan trong vụ việc bị bắt quả tang là Nguyễn Trần Linh, Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc kinh doanh Công ty CP Đầu tư và Quản lý BĐS UDIC; Đặng Quang Huy, nhân viên sàn giao dịch và Nguyễn Thị Nhàn, thủ quỹ công ty.
Theo lời khai ban đầu của các đối tượng, việc đưa ra mức giá bán nhà thực tế cao hơn so với giá ghi trong hợp đồng là theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc Trương Chiến Bình. Số tiền "vênh" mà các đối tượng này kiếm được lên đến gần 30 tỷ đồng, trong đó ông Trương Chiến Bình được chia nhiều nhất.
Đây không phải lần đầu tiên, một sàn giao dịch BĐS bị “sờ gáy”. Thời gian qua, cơ quan chức năng cũng đã phát hiện nhiều vụ, trong đó nổi bật tại Hà Nội là vụ bán đất khống của Công ty CP Xây dựng và Dịch vụ 1/5 tại dự án Thanh Hà (Hà Nội) do Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco 5) làm chủ đầu tư.
Hay dự án tại ngách 218/16 Trần Duy Hưng – còn được rao bán là Chung cư mini Petromanning", được nhiều sàn giao dịch BĐS rao bán, với khoảng 2 tỷ đồng/căn hộ. Tuy nhiên, dự án vẫn chưa được triển khai. Đặc biệt hơn, đơn vị được cho là chủ đầu tư dự án này thông tin rằng, dự án mới đang chuẩn bị khởi công và không xây dựng chung cư mini…
Càng nhiều sàn, nguy cơ lừa đảo càng cao
Theo báo cáo chưa đầy đủ của 19 tỉnh và thành phố, trong năm 2010 có 11.890 giao dịch thông qua sàn với tổng giá trị giao dịch qua sàn là 27.257 tỷ đồng (trong đó nhiều nhất là TP. Hồ Chí Minh có 4.311giao dịch qua sàn với tổng giá trị giao dịch là 6.509 tỷ đồng và Hà Nội có 3.929 giao dịch với tổng giá trị giao dịch là 18.680 tỷ đồng). Số lượng giao dịch của Hà Nội ít hơn TP.HCM nhưng giá trị giao dịch lại gấp 3 lần Tp.HCM.
Việc thủ tục lập sàn giao dịch BĐS khá dễ dàng, cộng với thị trường này còn nhiều tiềm năng, là mảnh đất màu mỡ của nhà đầu tư nên tình trạng các sàn BĐS mọc lên như nấm là điều dễ hiểu. Nhưng thay vì đem lại diện mạo mới cho thị trường thì nhiều sàn hoạt động thiếu chuyên nghiệp, chỉ mang tính hình thức, thậm chí trở thành công cụ hợp thức hóa vi phạm cho các chủ đầu tư. Hầu hết các sàn giao dịch này chưa thực hiện công khai thông tin về BĐS, thị trường BĐS không minh bạch, thông tin dự án lòng vòng dẫn đến các nhà môi giới, chủ đầu tư đua nhau "bắt chẹt" khách hàng. Thủ tục đất đai “một cửa” nhưng “nhiều ngách” càng khiến thị trường thêm tiêu cực.
Thậm chí để hút người mua, nhiều sàn đã “vẽ” ra những con số bán hàng rất ấn tượng. Mặc dù, thị trường đang khó khăn, nhưng nhiều dự án, sau khi tung ra chỉ vài ngày, đã được chủ đầu tư công bố là đã bán gần hết. Với những cam kết "ký hợp đồng với chủ đầu tư", trong khi ngay chính bản thân sàn cũng không biết "mặt mũi" dự án như thế nào. Cách làm này không khác gì so với cách các trung tâm môi giới nhà đất và "cò đất" đã làm trước đây. Điều này khiến cho thị trường bị nhiễu thông tin, gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Về phía mình, chủ đầu tư lại lách luật gây thiệt thòi cho người mua.
Hiện vẫn tồn tại nhiều sàn giao dịch BĐS chưa tuân thủ các quy định của pháp luật. Mặt khác, các chủ đầu tư cũng tìm nhiều cách né tránh việc giao dịch BĐS qua sàn. Những tiêu chí về chứng chỉ, số lượng người có chứng chỉ thực tế không phải là rào cản lớn đối với việc thành lập và hoạt động của các sàn. Vấn đề quản lý chất lượng sàn giao dịch BĐS hiện là một bài toán khó đối với các cơ quan chức năng và phụ thuộc nhiều ý thức của các doanh nghiệp trong việc thành lập sàn giao dịch BĐS.
Theo Thảo Nguyên (Tầm nhìn)
VIP
hiếm Dương Khuê, phân lô bàn cờ, ô tô tránh, nhà đẹp thang máy, hơn 25 tỷ
25 tỷ 500 triệu- 65m2
Cầu Giấy, Hà Nội
Hôm nay
0931550***
VIP
Nhà giá rẻ Quận 10 P.12 Cao Thắng ngang 9m dài 6m 1 trệt 2 lầu HC đủ.
5 tỷ 600 triệu- 54m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0911194***
VIP
Nhà Quận 10 Nguyễn Ngọc Lộc 4 tầng BTCT hoàn công đủ hẻm xe hơi.
4 tỷ 600 triệu- 38m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0963141***
VIP
10 suất nội bộ Caraworld Cam Ranh giá từ CĐT CK 28.8% – PKD 093 179 33 20
6 tỷ 663 triệu- 120m2
Cam Ranh, Khánh Hòa
Hôm nay
0931793***
VIP
33m2 - Không Lộ Giới- 4 Tầng - Cách HẺM XE TẢI 30M - Ngay Quận 3 - Nhỉnh 6 Tỷ!!
6 tỷ 800 triệu- 33m2
Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0932062***
VIP
Bán nhà mặt tiền đường Cao Thắng Thành phố Thanh Hóa
24 tỷ 500 triệu- 186m2
TP. Thanh Hóa, Thanh Hóa
Hôm nay
0907657***
VIP
Suất mua trực tiếp CĐT - CK 8% - Tặng chuyến du lịch 750tr - HTLS 24 tháng
145 triệu- 0m2
Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0962930***
VIP
Bán đất mặt tiền tỉnh lộ 15. 15241m2, 386m2 thổ cư. 10triệu/m2
10 triệu - 15241m2
Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0926146***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.