Giá đất tăng chóng mặt
Ngay từ cuối tháng 4 vừa qua, với nhiều giải pháp ngăn chặn, cảnh báo về tình trạng "sốt đất" của chính quyền, giá đất nền ở nhiều địa phương đã được kiểm soát. Thậm chí, một số khu vực đã xuất hiện giảm giá, cắt lỗ.
Cơn "sốt đất" tạm thời đã hạ nhiệt, nhu cầu tìm hiểu thông tin đất đai của người dân cũng giảm mạnh. Tuy nhiên, chia sẻ với phóng viên (PV) Dân Việt, nhiều người có nhu cầu mua đất trong thời điểm "sốt đất" trên vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại cảnh rơi vào đàm phán, "chốt" giao dịch.
Anh Nguyễn Trọng Đăng (quê Nam Định) chia sẻ, dù lập nghiệp ở Hà Nội nhiều năm nay nhưng gia đình anh vẫn phải đi thuê nhà ở. Cuối năm ngoái (2020 -PV), anh quyết định đi tìm mua đất để xây nhà ở và kết hợp làm văn phòng công ty. Tuy nhiên, giá đất lại thay đổi liên tục, cảm giác như bị rơi vào "ma trận"…
Theo chia sẻ của anh Đăng, lúc đó, vào khoảng tháng 3, anh có tìm hiểu một lô đất tái định cư có diện tích 48m2 trên địa bàn phường Yên Sở, quận Hoàng Mai. Sau khi tìm hiểu, anh thấy lô đất có vị trí thuận lợi và phù hợp với nhu cầu của anh. Thế nhưng, giá lô đất nhiều lần thay đổi dẫn tới không thể chốt giao dịch.
"Sau khi xem vị trí lô đất, tôi có hỏi lại về giá thì được môi giới báo chủ nhà vừa tăng giá. Giá có thể chốt giao dịch là 84 triệu đồng/m2, tăng 4 triệu đồng so với thông tin rao bán. Môi giới kia "dọa", anh không nhanh là có người đang chờ "chốt" giá kia rồi", anh Đăng kể lại.
Trong thời điểm "sốt đất", nhiều giao dịch mua bán đất không thể thực hiện do chủ nhà liên tục tăng giá. (ảnh IT)
Cũng theo lời anh kể, sau khi bàn bạc với gia đình, anh đã điện cho môi giới đồng ý "chốt" giá 84 triệu đồng/m2 trên. Nhưng vì lý do công việc anh phải hẹn thời gian làm thủ tục đặt cọc mua bán lô đất trên sang sáng ngày hôm sau.
Tuy nhiên, theo anh Đăng, tới lịch hẹn sáng hôm sau, anh gọi điện cho môi giới thì nhận được tin ngã ngửa, chủ lô đất đã tăng giá lên 94 triệu đồng/m2, nếu không đồng ý thì sẽ không thực hiện giao dịch nữa.
"Chỉ trong 2 ngày tìm hiểu lô đất nhưng giá đất đã tăng lên 14 triệu đồng/m2. Tôi thấy hoang mang quá và quyết định dừng đi tìm mua đất cho tới bây giờ", anh Đăng nói.
Hủy giao dịch sát giờ công chứng
Tương tự như trường hợp của anh Đăng, vợ chồng anh Nguyễn Hữu Thiêm (ở Hoàng Mai, Hà Nội) cũng chia sẻ, sau Tết Nguyên đán vừa qua, anh có đi tìm mua một lô đất để đầu tư. Với số vốn khoảng hơn 1 tỷ đồng, anh tìm đất tại các khu vực xa trung tâm của Hà Nội.
"Lựa chọn nhiều ngày, tôi có tìm thấy thông tin một lô đất ở xã Đông Dư, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Tuy nhiên, mức giá ở đây đã được rao bán với lô đất 30m2 đường không đi được ô tô với giá 1 tỷ đồng", anh Thiêm nói.
Khi "sốt đất", giá đất trong ngõ nhỏ cũng được bán giá cao ngất ngưởng. (ảnh IT)
Theo anh Thiêm, gia đình cố gắng chấp nhận giá 1 tỷ đồng mua lô đất 30m2 trên (tương đương gần 34 triệu đồng/m2) vì tin vào đánh giá lô đất có vị trí tiềm năng như: không quá xa Trung tâm Thủ đô và cũng gần các khu đô thị lớn. Thế nhưng khi hẹn ra phòng công chứng làm thủ tục chuyển nhượng thì được chủ nhà gọi điện thông báo "chỉ bán lô đất trên, nếu giá cao hơn 100 triệu đồng".
Tiếc thời gian đi xem, suy nghĩ nhiều ngày, anh Thiêm chấp nhận giá trên và hẹn chủ nhà đi ra phòng công chứng ngày hôm sau. Nhưng khi đến phòng công chứng, chủ nhà lại "lật mặt, báo giá lô đất tăng thêm 100 triệu đồng, tức 1,2 tỷ đồng/m2 thì mới bán.
"Khi tôi trao đổi gay gắt và tỏ vẻ không hài lòng về việc thay đổi giá liên tục, chủ nhà đã tắt điện thoại. Kể từ đó tới nay, tôi không gọi lại và họ cũng không gọi lại cho tôi", anh Thiêm kể.
Có thể thấy, 2 trường hợp chỉ là số ít nhưng cũng là điển hình phản ánh thực trạng "sốt đất" của Hà Nội nói riêng và nhiều tỉnh thành khác. Họ may mắn hơn nhiều người khác vì phải mua đất quá cao với thực tế. Bởi, thời gian "sốt đất", giá đất liên tục tăng một cách vô lý và không kiểm soát. Nhiều nhà đầu tư đã vướng vào guồng quay của "sốt đất" dẫn tới hệ quả thực tiễn, mua đắt nhưng để không được bán không xong.
-
Sau nóng sốt, đất nền nhiều khu vực sẽ xuất hiện cắt lỗ, lực đầu tư giảm mạnh
CafeLand - Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VaRS), cho rằng sự vào cuộc của chính quyền địa phương sẽ khiến giá đất được kiểm soát và không tăng so với quý 1. Dự báo một số khu vực sẽ xuất hiện giảm giá khi nhà đầu tư cắt lỗ.
-
Hé lộ phân khúc đất nền đang có mức tăng giá tới 40%
Trong quý đầu năm, phân khúc thấp đất, đất nền có tổng lượng giao dịch lên tới 2.500 giao dịch, tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm 2023. Giá đất nền được cho là đã đi vào ổn định, không còn dấu hiệu giảm. Có phân khúc ghi nhận mức tăng giá lên tới 40%....
-
Quốc hội đề nghị Chính phủ can thiệp khi thị trường bất động sản “sốt ảo”
Khi Luật Đất đai và Nhà ở có hiệu lực từ 2025, Chính phủ cần giải pháp điều tiết giá bất động sản do chi phí làm dự án tăng.
-
Cái kết đắng của kẻ mộng mơ lướt sóng bất động sản
Trong cơn sốt nóng của thị trường nhà đất, chỉ một vài giao dịch lướt sóng là nhiều người đã có thể kiếm hàng trăm triệu, thậm chí là cả tỉ đồng. Có người không muốn bỏ lỡ cơ hội đã dồn toàn bộ gia sản, thậm chí vay mượn để đầu tư đất đai. Thế rồi, c...