Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) vừa phát đi cảnh báo về nguy cơ Canada điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với mặt hàng dây thép nhập khẩu từ Việt Nam.
Theo Bộ Công Thương, tính đến nay, Canada đã khởi xướng điều tra 8 vụ việc phòng vệ thương mại với các mặt hàng thép xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, nhắm tới hầu hết các mặt hàng, loại hình thép xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như thép cốt bê tông, thép tấm chống ăn mòn, thép cuộn…
Với chính sách giám sát và siết chặt quản lý với thép nhập khẩu để bảo vệ thị trường nội địa, dự kiến trong thời gian tới, Canada sẽ tiếp tục nghiên cứu, điều tra với những mặt hàng, loại hình thép còn lại của Việt Nam, trong đó có mặt hàng dây thép.
Canada có thể điều tra dây thép nhập khẩu từ Việt Nam
Được biết, dây thép hiện đang ứng dụng rộng rãi trong bê tông dự ứng lực (PC Wire), khung dù, hạt bi sắt lốp xe, dây piano, lõi dây của các dây dẫn, dây cáp dùng cho thang máy, cần cẩu, lõi điện cực hàn, đinh…
Dẫn số liệu từ Trademap, Cục Phòng vệ thương mại cho biết, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thép dây của Việt Nam sang Canada tăng nhanh trong các năm trở lại đây. Năm 2020, Việt Nam xuất khẩu 10 triệu USD dây thép sang Canada và tăng gấp 4 lần (40 triệu USD) trong hai năm sau đó.
Việc gia tăng tuyệt đối về trị giá là một trong các tiêu chí để Canada tiến hành điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với dây thép của Việt Nam.
Cục Phòng vệ thương mại đưa ra cảnh báo về nguy cơ Canada điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với mặt hàng dây thép nhập khẩu từ Việt Nam, đồng thời khuyến nghị doanh nghiệp cần rà soát lại việc xuất khẩu dây thép sang thị trường Canada (tham khảo các mã HS sau: 7223, 7213, 7227, 7306).
Đồng thời, chuẩn bị ứng phó trong trường hợp Canada tiến hành điều tra vụ việc phòng vệ thương mại; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, thủ tục điều tra phòng vệ của nước này.
Trong trường hợp bị điều tra, doanh nghiệp liên quan cần xác có chiến lược tham gia, xử lý vụ việc; hợp tác đầy đủ theo yêu cầu của Cơ quan điều tra; thường xuyên phối hợp để nhận được sự hỗ trợ từ Cục Phòng vệ thương mại.
Canada được đánh giá là thị trường tiềm năng, cửa ngõ tiếp cận thị trường Bắc Mỹ của doanh nghiệp Việt Nam. Khi Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực vào cuối 2018, xuất khẩu Việt Nam sang nước này tăng gần 60%. Năm 2023, Việt Nam xuất 5,6 tỷ USD hàng hóa sang Canada, giảm trên 11% do tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu.
Hiện Việt Nam đang là đối tác thương mại hàng đầu của Canada trong ASEAN và thứ 6 trong nhóm 40 quốc gia Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Tham khảo: Giá thép xây dựng mới nhất 2024








-
Tin vui cho doanh nghiệp sản xuất thép cuộn trong nước
Việt Nam được loại trừ khỏi thuế tự vệ tạm thời đối với thép cuộn nhập khẩu vào Nam Phi, do lượng thép xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này dưới 3%. Đây là một cơ hội quan trọng để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu và gia tăng thị phần tại thị...
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước sẽ vui mừng khi biết thông tin này!
Các sản phẩm thép cuộn cán nóng HRC xuất xứ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế chống bán phá giá từ 23,1% đến 27,83%, áp dụng từ 6/7/2025 và kéo dài 5 năm. Việc áp thuế chống bán phá giá chính thức đối với thép HRC Trung Quốc được xem là tín hiệu tích cực n...
-
Doanh nghiệp Việt nhập khẩu thép HRC khổ lớn dùng để sản xuất gì?
Thép cuộn cán nóng khổ rộng nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là các mác thép thông dụng, phổ biến (Q235B, Q355B, SAE 1006, SS400, A36…), được dùng sản xuất tôn, ống thép, kết cấu xây dựng, tương tự thép HRC thông thường....