Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 4/2023 (từ ngày 16/4 đến ngày 30/4/2023) đạt 26,78 tỷ USD, tăng 2,7% so với nửa đầu tháng 4/2023. Kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 4/2023 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 4 tháng đầu năm đạt 206,76 tỷ USD, giảm 15,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Chỉ trong hai tuần cuối tháng 4, xuất khẩu sắt thép mang về 310 triệu USD, tăng hơn 123%
Với mặt hàng sắt thép, trị giá xuất khẩu mặt hàng này trong kỳ 2 tháng 4/2023 bất ngờ tăng mạnh lên 310 triệu USD, tương ứng tăng 123,2%. Theo đó, sản lượng thép xuất khẩu của Việt Nam trong cả tháng 4 đạt khoảng 974.000 tấn, tăng 11,4% so với tháng trước.
Trong giai đoạn này, xuất khẩu thép của Việt Nam sang các thị trường Ý, Mỹ và Tây Ban Nha lần lượt ở mức 216.000 tấn, 84.000 tấn và 76.000 tấn, tăng 206,7%, 21,1% và 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 3,26 triệu tấn sắt thép các loại, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn này là: ASEAN (40,97%), Khu vực EU (19,13%), Hoa Kỳ (7,05%), Ấn Độ (6,84%) và Thổ Nhĩ Kỳ (4,54%).
Các thị trường xuất khẩu sắt thép chủ yếu của Việt Nam
Tại thị trường nội địa, tình hình sản xuất và bán hàng thép vẫn cho thấy những dấu hiệu khó khăn trong bài toán tìm nguồn tiêu thụ.
Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) trong tháng 4/2023, sản xuất thép thành phẩm đạt 2,2 triệu tấn, giảm 9,7% so với tháng 3 và giảm tới 26,3% so với cùng kỳ năm 2022. Bán hàng thép các loại trong giai đoạn đạt hơn 2 triệu tấn, giảm 8,3% so với tháng trước và giảm 15% so với cùng kỳ.
Lũy kế 4 tháng đầu năm, sản xuất thép thành phẩm của cả nước đạt gần 8,9 triệu tấn, giảm 22,4% so với cùng kỳ năm 2022. Trong khi đó, tiêu thụ thép thành phẩm ở mức 8,1 triệu tấn, giảm 23,1% so với cùng kỳ năm.
VSA cho rằng, nhu cầu chững lại trong lĩnh vực xây dựng dân dụng nội địa sẽ tác động đáng kể đối với nhu cầu sắt thép tại Việt Nam trong năm 2023. Đây vẫn sẽ là những khó khăn chính cho ngành thép.
Tuy nhiên, trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá sắt thép thế giới đang bắt đầu tăng nhẹ trở lại, đem lại kỳ vọng tích cực hơn cho bức tranh nhu cầu so với 2 tháng trước. Điều này có thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thép trong nước đẩy mạnh xuất khẩu, tháo gỡ một phần những khó khăn trong giai đoạn vừa qua.
-
Giá thép nguyên liệu “hạ nhiệt”
Sau giai đoạn tăng mạnh hồi đầu năm, hiện giá các mặt hàng thép nguyên liệu như quặng sắt, thép phế hay thép HRC đã quay đầu giảm mạnh.
-
CHÍNH THỨC: Áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một mặt hàng thép từ Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia
Mức thuế chống bán phá giá chính thức được áp dụng với mặt hàng này từ Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc là từ 9,79% đến 28%, có hiệu lực trong vòng 5 năm.
-
Mặt hàng quan trọng của 4 nền kinh tế hàng đầu châu Á bị Malaysia áp thuế chống bán phá giá
Malaysia áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc, có hiệu lực từ ngày 11/1.
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước có thể giành thêm thị phần nhờ vụ điều tra bán phá giá thép Trung Quốc
Năm 2025, MBS cho rằng thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong nước có thể cải thiện nhờ sự đóng góp của thuế. chống bán phá giá.