Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa công bố báo cáo thị trường nhà ở năm 2021 và xu hướng năm 2022 với diễn biến thừa nhà cao cấp, hạng sang, trong khi đó nhà bình dân đã không còn trong rổ hàng mới.
Cụ thể, từ năm 2020 căn hộ bình dân đã tụt dốc mạnh chỉ chiếm 1% tổng số nhà ở đưa ra thị trường. Năm 2021, trong tổng số 14.443 căn nhà đã không còn căn hộ bình dân. Ở chiều ngược lại, có đến 10.404 căn nhà cao cấp, hạng sang, siêu sang chiếm 73,98%, còn lại là nhà ở trung cấp, chiếm 26,02% tại thị trường TP.HCM.
Đáng lưu ý là tình trạng rất thiếu nguồn cung nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền và nhà ở xã hội như Bộ Xây dựng đã báo cáo trong giai đoạn 2015-2020, cả nước đã thực hiện 248 dự án nhà ở xã hội với khoảng 100.000 căn hộ, chỉ đạt 41,4% kế hoạch; TP.HCM thực hiện được 15.000 căn hộ nhà ở xã hội, đạt 75% kế hoạch phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2016-2020.
“Cơ cấu sản phẩm nhà ở như trên là biểu hiện rõ nét của tình trạng lệch pha cung-cầu, thị trường bất động sản phát triển thiếu cân đối, thiếu bền vững, do rất thiếu loại nhà ở vừa túi tiền và có dấu hiệu thừa cung nhà ở cao cấp”, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA cảnh báo.
Căn hộ bình dân đã tụt dốc mạnh và dần biến mất trên thị trường
Người đứng đầu HoREA nhận định, thị trường bất động sản năm 2022 có xu thế phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ trở lại trên tất cả các phân khúc thị trường, nhưng chưa thể cải thiện được ngay nguồn cung sản phẩm nhà ở. Đặc biệt là loại nhà ở có giá phù hợp với thu nhập.
Bởi vì cần phải có thời gian để tiếp tục xây dựng bổ sung hệ thống cơ chế chính sách và do tác động của các quy định pháp luật có độ trễ và do đặc thù của quá trình đầu tư xây dựng dự án bất động sản. Để có sản phẩm nhà ở sẽ có độ trễ (khoảng 18-24 tháng). Vì vậy, nhìn tổng thể thị trường vẫn thiếu hụt nguồn cung nhà ở có giá phù hợp với thu nhập.
“Trong năm 2022 cần xây dựng đồng bộ cơ chế chính sách để khuyến khích phát triển mạnh mẽ nhà ở có giá phù hợp với thu nhập và nhà ở xã hội, để cân bằng thị trường, đáp ứng nhu cầu nhà ở thực để đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở”, ông Châu nói.
Hiệp hội cũng cảnh báo nạn sốt ảo, loạn giá đất đi đôi với hoạt động đầu cơ nhà đất xuất hiện trong năm 2021 và đang có dấu hiệu quay trở lại ngay trong 2 tháng đầu năm nay.
Trong báo cáo mới đây, Savills Việt Nam cũng chỉ ra thực tế nguồn cung căn hộ sụt giảm mạnh, chỉ đạt 11.700 căn trong năm 2021, thấp nhất trong vòng 5 năm qua.
Đáng chú ý, giá các căn hộ, dự án hạng C lên đến 56,5 triệu đồng/m2 thông thủy, tăng 27% theo năm. Một số sản phẩm cũng đã tăng giá bán lên 11% theo quý do giá cao ở giai đoạn mới mở bán hoặc ở những căn hộ cuối của các dự án có tiến độ xây dựng tốt.
-
Tăng không ngừng nghỉ, giá căn hộ hạng C TP.HCM chạm mốc 60 triệu đồng mỗi m2
Trong báo cáo mới phát hành, Savills Việt Nam cho biết giá căn hộ hạng C tại TP.HCM tăng đến 27% theo năm, sắp cán mốc 60 triệu đồng mỗi m2.
-
Hàng trăm km đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM sẽ có "bước ngoặt" mới
Hà Nội và TP.HCM đang khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.
-
Cầu cửa ngõ phía Tây TP.HCM chính thức thông xe
Ngày 21/1, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (Ban Giao thông) tổ chức lễ thông xe cầu Tân Kỳ - Tân Quý (quận Bình Tân, TP.HCM). Đây là cây cầu quan trọng, kết nối giao thông ở QL1A vào trung tâm TP....
-
Hôm nay (21/1), tuyến metro hơn 43.700 tỷ đồng sẽ chính thức thu phí
Sau 1 tháng chạy thử nghiệm và miễn phí, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức thu phí từ ngày 21/1. Việc thu phí được kỳ vọng sẽ giúp tuyến metro duy trì hoạt động bền vững và đảm bảo nguồn kinh phí đầu tư, bảo trì....