Một con đại bàng trên mặt tiền tòa nhà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ở Washington, ngày 3/7/2013.
Sau cuộc họp kéo dài 2 ngày, Fed đã quyết định giữ nguyên lãi suất chính sách trong khoảng 5,25 - 5,50%, trong khi các dự báo cập nhật cho thấy 12/19 nhà hoạch định chính sách của cơ quan này ủng hộ một đợt tăng lãi suất nữa vào năm 2023 để đảm bảo lạm phát tiếp tục giảm tốc.
Ngân hàng trung ương Mỹ cũng dự báo chính sách tiền tệ sẽ được nới lỏng ít hơn trong năm 2024, nhờ vào sự mạnh mẽ của nền kinh tế và thị trường lao động.
Các nhà hoạch định chính sách của Fed kỳ vọng lãi suất chính sách sẽ giảm xuống mức 5,1% vào cuối năm 2024, tăng so với mức dự báo mới nhất được cơ quan này đưa ra vào tháng 6/2023 là 4,6%. Fed cũng dự báo lãi suất sau đó sẽ giảm xuống còn 3,9% vào cuối năm 2025 và 2,9% vào cuối năm 2026.
“Chúng tôi đang ở và một vị thế cần phải hành động cẩn trọng trong việc quyết định mức độ thắt chặt thêm chính sách”, Chủ tịch Fed Jerome Powell phát biểu tại họp báo sau cuộc họp của Fed. Ông nói thêm rằng Fed muốn chứng kiến thêm bước tiến trong cuộc chiến chống lạm phát trước khi đi đến quyết định dừng hẳn thắt chặt.
Bình luận về động thái của Fed, Gina Bolvin, Chủ tịch, nhóm quản lý Bolvin Wealth, Boston cho rằng: "Việc tạm dừng này là nhất trí và Fed có thể duy trì mức lãi suất hiện tại này trong một thời gian khá lâu. Nền kinh tế đang phát triển mạnh hơn Fed nghĩ và không ai - kể cả Powell - biết họ sẽ làm gì trong quý 4. Chắc chắn Fed sẽ quay lại quan điểm trung lập trong việc cân bằng lạm phát và việc làm”
"Chúng ta còn lâu mới đến thời kỳ suy thoái như nhiều người đã dự đoán. Chúng ta đang tiến gần hơn đến một cuộc hạ cánh nhẹ nhàng. Trên thực tế, GDP đã được điều chỉnh tăng từ 1,1 lên 1,5%”, Gina Bolvin nói với Reuters.
Karl Schamotta, trưởng bộ phận chiến lược thị trường, Corpay, Toronto, cho rằng: "Đây không phải là một sự "tạm dừng", mà là một sự "bỏ qua". Với việc nền kinh tế hoạt động tốt hơn mong đợi và áp lực lạm phát vẫn còn dai dẳng, các quan chức Fed đã chọn duy trì xu hướng chính sách diều hâu (được hiểu cơ bản là một chính sách kinh tế ủng hộ việc tăng lãi suất để chống lạm phát)…”
“Các nhà hoạch định chính sách rõ ràng đang cố gắng chuyển từ ‘cao hơn’ sang ‘dài hơn’ trong chiến lược truyền thông của họ khi họ nỗ lực ngăn chặn việc nới lỏng các điều kiện tài chính phản tác dụng. Nhưng các nguyên tắc cơ bản cũng hỗ trợ chiến lược này - dấu hiệu của nhu cầu dư thừa ở khắp mọi nơi ở nền kinh tế Mỹ và những cơn gió ngược vẫn giảm đáng kể. Đồng đô la và lợi tức trái phiếu kho bạc sẽ tăng cao hơn khi các nhà giao dịch đẩy kỳ vọng nới lỏng tiền tệ hơn nữa vào năm 2024”, Karl Schamotta nói với Reuters.
Michele Raneri, trưởng bộ phận nghiên cứu và tư vấn, Transunion, Chicago nói: “Trước đây, Fed dường như đã phát đi tín hiệu cam kết sẽ tích cực, thậm chí có khả năng tăng lãi suất nhiều lần trước cuối năm nay để tiếp tục nỗ lực giảm lạm phát. Mặc dù họ vẫn có thể thực hiện điều đó trước khi kết thúc năm nay. Hiện nay, thông báo trong tuần này chỉ ra rằng Fed có thể tin rằng hành động tốt nhất hiện nay là tiếp tục theo dõi nền kinh tế và tác động của các đợt tăng lãi suất trước đó, để xác định xem liệu có cần thiết và khi nào cần tăng lãi suất thêm hay không”.
“Quyết định không tăng lãi suất hiện tại có thể sẽ có tác động đến thị trường tín dụng. Ví dụ, trong thị trường thế chấp, những người tiêu dùng đang chần chừ có thể bắt đầu bị thúc đẩy bởi thông báo xem xét việc mua nhà mà họ đang chờ đợi. Người tiêu dùng có thẻ tín dụng cũng có thể sẽ thấy một số lợi ích ngắn hạn từ thông báo này. Điều này là do khi Fed thông báo tăng lãi suất, lãi suất thẻ tín dụng thường sẽ tăng ngay sau đó, điều này có thể dẫn đến khoản thanh toán tín dụng tối thiểu hàng tháng lớn hơn. Mặc dù quyết định không tăng lãi suất lần này làm giảm nhẹ điều đó nhưng hiện tại, nhiều đợt tăng lãi suất có thể sắp diễn ra. Vì lý do đó, người tiêu dùng nên tiếp tục duy trì số dư phù hợp với những gì họ biết rằng họ sẽ có thể thanh toán hàng tháng và cân nhắc khả năng tăng lãi suất hơn nữa cũng như kết quả là các khoản thanh toán đó có thể thay đổi như thế nào”, Michele Raneri cho hay.
-
Giá vàng hôm nay 21-9: Vàng thế giới ổn định, USD tăng sau khi Fed quyết định giữ lãi suất ổn định
Sáng nay, vàng thế giới ổn định, USD tăng sau khi Fed đã quyết định giữ nguyên lãi suất trong khoảng từ 5,25% đến 5,50% tại cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 9.
-
Đồng USD tăng cao nhất 2 năm, được dự đoán ‘không có đối thủ’ khi Fed duy trì lãi suất ở mức tương đối cao
Đồng USD đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 2 năm trong ngày giao dịch đầu tiên của năm 2025, tiếp đà tăng mạnh của năm ngoái do kỳ vọng tăng trưởng của Mỹ sẽ vượt qua các quốc gia khác và duy trì lãi suất của Mỹ ở mức tương đối cao....
-
Quan chức Fed báo hiệu đã sẵn sàng cắt giảm lãi suất
Chủ tịch Fed chi nhánh Atlanta Raphael Bostic khẳng định ngân hàng trung ương Mỹ không thể chờ cho đến khi lạm phát về 2% rồi mới bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ.
-
1 nghìn tỷ USD có thể hồi hương về Trung Quốc một khi Mỹ hạ lãi suất
Các công ty Trung Quốc có thể bán ra lượng tài sản định giá bằng USD có trị giá 1 nghìn tỷ USD nếu Mỹ hạ lãi suất, một động thái có thể khiến tỷ giá đồng nhân dân tệ có thể tăng tới 10%, Stephen Jen - Giám đốc điều hành của Eurizon SLJ Capital nói vớ...