Khi lạm phát có dấu hiệu tăng nhanh, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ cắt giảm chương trình mua tài sản thường kỳ (taper), trong khi các ngân hàng trung ương ở Na Uy, Brazil, Mexico, Hàn Quốc và New Zealand lựa chọn giải pháp tăng lãi suất.
Đằng sau sự thay đổi này là những dấu hiệu cho thấy mối lo ngại về lạm phát sẽ không phai nhạt do căng thẳng chuỗi cung ứng, giá hàng hóa tăng cao, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng sau các đợt phong tỏa, các biện pháp kích thích liên tục và tình trạng thiếu lao động.
Nhiệm vụ phức tạp đối với các nhà hoạch định chính sách là đối phó với tốc độ tăng trưởng có thể đang chậm lại và lạm phát dai dẳng.
Điều đó đặt các lãnh đạo ngân hàng trung ương vào tình thế khó khi phải lựa chọn ưu tiên xử lý rủi ro nào trước. Nếu giải quyết lạm phát bằng cách thắt chặt chính sách tiền tệ thì sẽ gây áp lực nên nền kinh tế. Nhưng thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng lại khiến vật giá tăng lên.
Nhiều chuyên gia dự báo lạm phát sẽ kéo dài hơn so với các dự báo. Huw Pill, nhà kinh tế trưởng mới của Ngân hàng Trung ương Anh, cho biết vào tuần trước rằng “cán cân rủi ro hiện đang nghiêng về nguy cơ lạm phát, vì lạm phát có thể sẽ diễn ra lâu dài hơn so với dự đoán ban đầu”.
Nhưng không phải tất cả các bên liên quan đều đồng quan điểm. Các quan chức tại Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản dự kiến sẽ tiếp tục tăng cường kích thích nền kinh tế. Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo lạm phát ở các nền kinh tế tiên tiến có thể sớm giảm xuống mức 25.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED)
Lãi suất hiện tại): 0-0,25%
Dự báo của Bloomberg Economics cho cuối năm 2021: 0,25%
Dự báo của Bloomberg Economics cho cuối năm 2022: 0,25%
Jerome Powell, người đang chờ đợi xem liệu có tiếp tục lãnh đạo FED thêm 4 năm nữa hay không, đã triển khai một số biện pháp để thu hẹp các biện pháp kích thích trong đại dịch.
Vào tháng trước, ông Powell cho biết FED có thể bắt đầu giảm lượng mua trái phiếu hàng tháng ngay sau tháng 11. FED cũng phải thuyết phục người Mỹ rằng họ sẽ kiểm soát mức lạm phát vốn đang cao hơn so với dự kiến mà không tiến gần hơn đến việc giảm lãi suất gần bằng 0. Điều này diễn ra trong bối cảnh giá cả hàng hóa tại Mỹ tăng cao do chuỗi cung ứng toàn cầu bị đình trệ, cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và số lao động được tuyển dụng tại Mỹ vẫn thấp hơn 5,7 triệu người so với thời kỳ trước đại dịch.
Nhưng các dự báo có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhân sự, bao gồm các thống đốc tham gia Hội đồng Thống đốc của FED hay 12 chủ tịch FED tại các khu vực.
Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB)
Lãi suất hiện tại: -0,5%
Dự báo của Bloomberg Economics cho cuối năm 2021: -0,5%
Dự báo của Bloomberg Economics cho cuối năm 2022: -0,5%
ECB đang chuẩn bị điều chỉnh các chính sách lớn vào tháng 12, sau khi đưa ra các dự báo đến năm 2024 để biết họ có thể đạt được mục tiêu lạm phát ở mức 2% hay không. Chuỗi cung ứng toàn cầu tắc nghẽn và một loạt các yếu tố chưa từng có đã đẩy tốc độ tăng giá vượt xa mức 2%, mặc dù áp lực có thể giảm bớt trong năm tới.
Các nhà hoạch định chính sách do Chủ tịch ECB Christine Lagarde dẫn đầu đã quyết định triển khai tapering trong chương trình ứng phó với đại dịch trị giá 1,85 nghìn tỷ euro (2,2 nghìn tỷ USD) trong quý 4/2021 và có thể chấm dứt chương trình này vào tháng Ba năm sau. Đồng thời, ECB sẽ phải đối mặt với nhiều ý kiến tranh luận về việc thiết kế lại chương trình mua trái phiếu trước đây theo hướng linh hoạt hơn và gia tăng tốc độ hay ngược lại.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ)
Lãi suất hiện tại: -0,1%
Dự báo của Bloomberg Economics cho cuối năm 2021: -0,1%
Dự báo của Bloomberg Economics cho cuối năm 2022: -0,1%
Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda hiện phải làm việc với thủ tướng mới, Fumio Kishida, để định hướng nền kinh tế thoát khỏi đại dịch. BOJ có thể quyết định trong quý này về viẹc mở rộng các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế do đại dịch hay kết thúc chúng vào cuối tháng Ba năm tới. Họ sẽ xem xét liệu việc giải phóng nhu cầu tiêu dùng bị dồn nén có giúp kinh tế phục hồi hay không, sau khi các hạn chế đi lại đã được dỡ bỏ vào tháng trước va tỷ lệ tiêm chủng tăng lên.
Tuy nhiên, mục tiêu lạm phát của Nhật sẽ thấp hơn so với các năm trước. Điều này có nghĩa là BOJ khó có thể sớm dỡ bỏ biện pháp kích thích, ngay cả khi các ngân hàng trung ương khác tiến tới bình thường hóa. Hai cách tiếp cận trái ngược này sẽ khiến đồng yên yếu đi, tạo ra một luồng gió cho sự phục hồi hoạt động xuất khẩu của Nhật Bản.
Ngân hàng Trung ương Anh (BOE)
Lãi suất hiện tại: 0,1%
Dự báo của Bloomberg Economics cho cuối năm 2021: 0,1%
Dự báo của Bloomberg Economics cho cuối năm 2022: 0,25%
Lạm phát tại Anh có thể gấp đôi mục tiêu 2% vào cuối năm nay, khiến Anh có thể trở thành quốc gia đầu tiên trong nhóm G7 phải tăng lãi suất trong trong thời gian tới. BOE được dự báo sẽ bắt đầu tăng lãi suất vào đầu năm 2022 khi các kế hoạch mua trái phiếu của họ kết thúc vào cuối năm nay. Hiện tại, lãi suất cơ bản tại Anh vẫn được duy trì ở mức thấp kỷ lục.
Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng việc thắt chặt chính sách quá sớm sẽ cản trở đà phục hồi của kinh tế Anh, đặc biệt khi người tiêu dùng đang chuẩn bị cho một mùa đông khó khăn khi giá năng lượng và khí đốt tại quốc gia này đang tăng cao kỷ lục.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC)
Lãi suất hiện tại (cho khoản vay 1 năm): 3,85%
Dự báo của Bloomberg Economics cho cuối năm 2021: 3,85%
Dự báo của Bloomberg Economics cho cuối năm 2022: 3,75%
PBOC bắt đầu hạn chế dần việc mở rộng tín dụng để kiểm soát rủi ro tài chính trong năm nay khi nền kinh tế đạt tốc độ phục hồi tốt. Tuy nhiên, nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu suy yếu trong nửa cuối năm, khiến các nhà chức trách phải thực hiện một sự thay đổi bất ngờ trong tháng 7 bằng cách giảm lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải dự trữ. Điều này một phần sẽ giúp các ngân hàng thúc đẩy nhu cầu thanh khoản, và cả cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ bị tổn thương khi giá hàng hóa tăng.
Kể từ đó, rủi ro tăng trưởng trở nên tồi tệ hơn. Các biện pháp kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt để ngăn chặn các đợt bùng phát nhỏ lẻ đã khiến những người tiêu dùng vốn thận trọng nay còn trở nên thận trọng hơn trong việc chi tiêu. Đồng thời, bom nợ bất động sản 300 tỷ đô la của đại gia Evergrande đe dọa làm chao đảo thị trường tài chính cùng những hạn chế chặt chẽ hơn đối với lĩnh vực bất động sản đã khiến đầu tư xây dựng tại Trung Quốc sụt giảm. Gần đây, tình trạng thiếu điện đã buộc các nhà máy phải đóng cửa, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng toàn cầu.
Các nhà kinh tế dự đoán rằng triển vọng tăng trưởng yếu hơn có thể khiến PBOC phải giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng một lần nữa, thậm chí phải cắt giảm cả lãi suất.
-
Chi phí vận chuyển tăng 5 lần, nước Mỹ đối diện lạm phát do tắc nghẽn chuỗi cung ứng kỷ lục
Các nhà quản lý dự kiến tình trạng tắc nghẽn tại các cảng nhộn nhịp nhất của Mỹ sẽ tiếp tục đến năm tới, khi các nhà sản xuất và nhà bán lẻ tìm cách bổ sung nguồn cung hàng hóa cạn kiệt do đại dịch và nhu cầu mua sắm cao kỷ lục.
-
Hai tỷ phú Ấn Độ rời khỏi câu lạc bộ 100 tỷ USD
Hai tỷ phú hàng đầu Ấn Độ, ông Mukesh Ambani và ông Gautam Adani, đã chính thức rời khỏi câu lạc bộ "centibillionaire" (những người sở hữu tài sản trên 100 tỷ USD).
-
Myanmar muốn gia nhập BRICS, Nam Phi phủ nhận kế hoạch tạo đồng tiền chung
Trong bối cảnh BRICS (nhóm các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) mở rộng thành viên và đẩy mạnh ảnh hưởng toàn cầu, Myanmar vừa tuyên bố mong muốn trở thành thành viên của khối này....
-
Mỹ sắp đưa 140 công ty công nghệ của Trung Quốc vào danh sách hạn chế
Chính quyền Tổng thống Joe Biden dự kiến sẽ công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhằm hạn chế ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc. Đây là lần thứ ba kể từ năm 2022, Washington triển khai các chính sách nhằm kìm hãm tham vọng công nghệ c...