BSR chú trọng, đẩy mạnh công tác xuất bán sản phẩm cả đường bộ lẫn đường biển.
Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã chứng khoán: BSR) vừa công bố cáo cáo tài chính quý I/2025 ghi nhận doanh thu thuần đạt 31.863 tỷ đồng, tăng nhẹ so với mức 30.696 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.
Mặc dù lợi nhuận sau thuế đạt 395 tỷ đồng, giảm so với quý I/2024, nhưng kết quả này vẫn là tín hiệu tích cực trong bối cảnh thị trường năng lượng toàn cầu chịu tác động kép từ bất ổn địa chính trị và điều chỉnh sản lượng của các nước OPEC+.
Trong khi giá vốn hàng bán tăng khiến lợi nhuận gộp giảm còn 374 tỷ đồng, BSR vẫn duy trì được lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ở mức 456 tỷ đồng, nhờ linh hoạt kiểm soát chi phí tài chính và vận hành hiệu quả. Cụ thể, chi phí tài chính của doanh nghiệp đã giảm mạnh gần 45% so với cùng kỳ, xuống còn 102,8 tỷ đồng, cho thấy nỗ lực trong việc tối ưu hóa cấu trúc vốn và sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ.
Đặc biệt, BSR vẫn sở hữu lượng tiền và tương đương tiền cuối kỳ ở mức 25.644 tỷ đồng, bảo đảm thanh khoản và sức chống chịu trước các cú sốc thị trường.
Dự báo trong năm 2025, thị trường dầu khí thế giới sẽ tiếp tục trải qua nhiều biến động khó lường, từ biến động giá dầu, hàng hóa, tỉ giá cho tới các yếu tố chính sách liên quan đến phát thải, tín chỉ carbon, và các yêu cầu đổi mới công nghệ. Trong bối cảnh đó, BSR đặt mục tiêu 2025 là năm bản lề của "đột phá về hoạt động đầu tư và khoa học công nghệ", đi đôi với chiến lược "đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để nâng tầm BSR".
Theo định hướng phát triển mới, BSR tập trung vào ba trụ cột chiến lược: đa dạng hóa nguyên liệu đầu vào để duy trì công suất cao; mở rộng thị phần và thị trường tiêu thụ; nâng cao năng lực quản trị.
BSR tập trung vào ba trụ cột chiến lược: Đa dạng hóa nguyên liệu đầu vào, mở rộng thị phần, thị trường tiêu thụ và nâng cao năng lực quản trị.
Về nguyên liệu, doanh nghiệp không chỉ tối ưu các nguồn dầu thô truyền thống mà còn tích cực nghiên cứu và mở rộng sử dụng các cấu tử và nguyên liệu trung gian như VGO, Condensate, LCO, T-DAO, Naphtha, Aromatic, Reformat, Residue… nhằm tăng tính linh hoạt trong chế biến và đáp ứng hiệu quả hơn nhu cầu thị trường.
Trên phương diện thị trường, BSR đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng đa dạng hóa sản phẩm, khai thác lợi thế cạnh tranh sẵn có và tăng cường hợp tác trong ngành nhằm củng cố vị thế trong chuỗi giá trị ngành lọc hóa dầu.
Đáng chú ý, quản trị rủi ro được xác định là ưu tiên chiến lược trong bối cảnh thị trường ngày càng phức tạp. BSR đang liên tục hoàn thiện hệ thống quy chế và quy trình quản trị rủi ro, từ nhận diện sớm rủi ro đến đánh giá và triển khai các giải pháp kiểm soát hiệu quả, số hóa công tác quản trị rủi ro. Mục tiêu là vừa bảo vệ an toàn cho hoạt động kinh doanh, vừa đảm bảo thực hiện các kế hoạch, mục tiêu năm 2025 một cách ổn định và hiệu quả.
Với nền tảng tài chính vững chắc, năng lực quản trị chủ động và chiến lược phát triển bài bản, BSR đang cho thấy sự sẵn sàng để bước vào một giai đoạn phát triển mới, nhiều kỳ vọng và tiềm năng bứt phá trong năm 2025 và các năm tiếp theo.
-
Giá vàng hạ nhiệt sau đà tăng mạnh, nhà đầu tư thận trọng quan sát kinh tế Mỹ
Giá vàng giảm nhẹ trước loạt dữ liệu kinh tế quan trọng sẽ được công bố trong tuần này, dữ liệu có thể cung cấp những dấu hiệu về tác động của cuộc chiến thương mại do Tổng thống Donald Trump khởi xướng.
-
Cách Trung Quốc “gia cố” nền kinh tế ứng phó thuế quan
Lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra cách tiếp cận đa hướng cho doanh nghiệp gặp khó khăn với hàng loạt áp lực bên trong và bên ngoài.
-
Tín dụng xanh: Đòn bẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tín dụng xanh nổi lên như một công cụ tài chính quan trọng để thúc đẩy kinh tế bền vững. Tại Việt Nam, dù còn nhiều khó khăn, tiềm năng phát triển tín dụng xanh vẫn được đánh giá cao nhờ nỗ lực xây dựng hành lang pháp lý và sự vào cuộc quyết liệt của ngành ngân hàng.
-
Tiến độ dự án điện khí 54.000 tỷ tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị
Dự án điện khí LNG Hải Lăng giai đoạn 1 nằm trong Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị có công suất 1.500MW, tổng vốn gần 54.000 tỷ đồng.








-
CEO Techcombank: Việt Nam có thể tăng trưởng 10%
Ông Jens Lottner đánh giá mục tiêu tăng trưởng 10% của Việt Nam là khả thi, nhưng phải trong điều kiện tận dụng chính xác các yếu tố vĩ mô thuận lợi.
-
Doanh nghiệp hưởng lợi từ đầu tư hạ tầng
Giải ngân đầu tư công tại Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng tích cực, song cơ hội đầu tư vào các cổ phiếu niêm yết liên quan đến đầu tư công vẫn còn hạn chế.
-
Cho rằng giai đoạn căng thẳng nhất đã qua, UOB nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam
Trong báo cáo tăng trưởng kinh tế Việt Nam do Ngân hàng UOB công bố ngày 8.7, ngân hàng này điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam trong năm 2025 lên 6,9%, thay vì mức 6% trước đó.