Chưa có dấu hiệu bất thường
Báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết, trong năm 2018 đã hoàn thành khoảng 58 triệu m2 nhà ở, đưa diện tích bình quân nhà ở toàn quốc lên 24m2 sàn/người (tăng 0,6% so với năm 2017). Các chương trình nhà ở phục vụ an sinh xã hội, chương trình phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại đô thị và công nhân khu công nghiệp tiếp tục được quan tâm, thực hiện cơ bản đúng tiến độ. Đặc biệt Chính phủ và Quốc hội đã bố trí đủ vốn để thực hiện dứt điểm Chương trình nhà ở cho người có công. Cả nước cũng đã hoàn thành khoảng 5.800 căn nhà ở xã hội với tổng diện tích sàn khoảng 290.000m2.
“Thị trường bất động sản cơ bản được kiểm soát tốt, tiếp tục tăng trưởng, chưa có dấu hiệu bất thường. Cơ cấu hàng hoá ngay càng đa dạng và được điều chỉnh từng bước hướng tới đáp ứng yêu cầu của nhiều tầng lớp người dân và thị trường”, Bộ Xây dựng đánh giá.
Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2018, doanh số thị trường bất động sản tăng 4,12% so với cùng kỳ; số doanh nghiệp bất động sản đăng ký mới 3.300 doanh nghiệp, tăng 44,2%.
Công nghiệp vật liệu xây dựng phát triển mạnh, cơ bản đáp ứng nhu cầu trong nước về một số vật liệu xây dựng chủ yếu và mở rộng thị trường xuất khẩu. Hoạt động quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng tiếp tục được tăng cường.
Cụ thể, sản lượng xi măng đạt 95 triệu tấn, vượt 113% kế hoạch năm. Gạch ốp lát sản xuất và tiêu thụ đạt gần 705 triệum2, tăng 5 triệu m2 so với năm 2017; sứ vệ sinh dự kiến đạt khoảng 16 triệu sản phẩm, tăng 10% so với năm 2017; sản lượng sản xuất và tiêu thụ vôi đạt trên 2,5 triệu tấn, tương đương năm 2017. Tổng công suất các lò vôi công nghiệp (31 lò) là 2,495 triệu tấn/năm. Đến nay đã xoá bỏ được 75% lò vôi thủ công. Cán cân cung cầu thị trường vật liệu xây dựng trong nước cơ bản được đảm bảo, có yếu tố xuất khẩu.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng chủ trì họp báo.
Năm 2018, tổng sản lượng gạch không nung cả nước sản xuất ước đạt 8 tỉ viên (QTC), chiếm 30% tổng sản lượng gạch xây dựng; gạch không nung sản xuất ước đạt 18 tỉ viên (QTC), chiếm 70% tổng sản lượng gạch xây.
Đối với công tác tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hoá và thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, quản lý đơn vị sự nghiệp, Bộ Xây dựng cho biết tiếp tục đạt kết quả tốt, đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc của thị trường, công khai, minh bạch, đúng pháp luật và đảm bảo lợi ích cao nhất của nhà nước.
Trong năm đã hoàn thành thoái toàn bộ vốn nhà nước tại Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng – CTCP, nộp về ngân sách nhà nước 538,55 tỉ đồng; chấp thuận chủ trương cho các tổng công ty thực hiện thoái, tăng, giảm vốn tại 21 công ty con, công ty liên kết; thực hiện thoái vốn thành công tại 5 đơn vị với giá trị thoái 131.71 tỉ đồng, thu về 169,91 tỉ đồng. Toàn bộ các doanh nghiệp đã hoàn thành cổ phần hoá đều thực hiện niêm yết theo quy định.
Thị trường 2019 sẽ chưa có biến động lớn
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ Xây dựng cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về xây dựng.
Theo đó, việc đề xuất và thực hiện soạn thảo một số văn bản quy phạm pháp luật, đề án, tiêu chuẩn, quy chuẩn chậm so với kế hoạch đề ra và phần nào chưa đáp ứng hoặc đáp ứng chưa kịp thời các yêu cầu thực hiện.
Giải ngân vốn đầu tư xây dựng chậm; công tác thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng công trình tại một số cơ quan chuyên môn về xây dựng và một số vụ việc cụ thể còn phức tạp, kéo dài, phát sinh các vướng mắc nhưng chưa kịp thời xử lý.
Bên cạnh đó, chất lượng một số công trình xây dựng, trong đó có cả một số công trình trọng điểm chưa được kiểm soát tốt, trong khi trách nhiệm của các chủ thể tham gia xây dựng công trình chưa cao, chưa có giải pháp nâng cao và có chế tài xử lý vi phạm đủ mạnh và kiên quyết.
Về quy hoạch, tiến độ thực hiện quy hoạch (nhất là quy hoạch chi tiết 1/500) chậm, chưa đồng bộ; chất lượng một số đồ án quy hoạch còn thấp.
Việc điều chỉnh quy hoạch, nhất là quy hoạch chi tiết còn phổ biến, chưa tuân thủ nghiêm quy trình, thủ tục, thường có xu hướng tăng tầng cao, mật độ xât dựng và hệ số sử dụng đất, giảm diện tích công cộng, hạ tầng cây xanh.
Đáng chú ý, tình trạng vi phạm trật tự xây dựng tuy có giảm qua từng năm nhưng còn phổ biến. Việc xử lý vi phạm dứt điểm chưa kiên quyết, kịp thời.
Thị trường bất động sản còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Kết quả phát triển nhà ở xã hội đạt rất thấp, ảnh hưởng lớn đến mục tiêu tái cơ cấu thị trường bất động sản. Đặc biệt, việc kiểm soát và ban hành quy định quản lý đối với sản phẩm mới như condotel, officetel, shophouse… chưa chặt chẽ, kịp thời.
Dự báo thị trường bất động sản 2019, ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và thị trường BĐS – Bộ Xây dựng cho rằng, mức tăng trưởng chung của thị trường năm 2019 đảm bảo ổn định, tín dụng bất động sản được kiểm soát và sẽ giảm dần, phân khúc căn hộ vừa và nhỏ được chú trọng, đáp ứng nhu cầu của đại bộ phận người thu nhập thấp và trung bình.
“Tình trạng sốt cục bộ một vài khu vực có quy hoạch tốt, hạ tầng tốt vẫn có thể xảy ra, nhưng nhìn chung thị trường bất động sản 2019 sẽ chưa có biến động lớn”, ông Ninh nhận định.
-
Bộ Xây dựng lưu ý Hà Nội cần tập trung giải quyết tranh chấp chung cư
Từ tháng 7/2018, Sở Xây dựng đã kiểm tra được 71/83 nhà chung cư có đơn khiếu kiện, tranh chấp, lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính 12 trường hợp. Dự báo, tranh chấp chung cư không giảm mà sẽ còn tăng trong thời gian tới.
-
Trực tiếp Hội thảo: “Xu hướng mới và cơ hội đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng nửa cuối 2019”
CafeLand - Sáng nay (15/5) Tạp chí đầu tư bất động sản CafeLand đã tổ chức Hội thảo: “Xu hướng mới và cơ hội đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng nửa cuối 2019” với sự tham gia của các chuyên gia kinh tế, tài chính và đại diện từ các doanh nghiệp trong lĩn...
-
Bất động sản 2019: Sóng đổ về vùng ven
CafeLand – Xu hướng đầu tư ra vùng ven đang dẫn dắt thị trường bất động sản trong năm 2019. Những vùng đất lân cận TP.HCM như Đồng Nai, Long An, Bình Dương hay những thị trường tiềm năng như Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cam Ranh... trở thành điểm đến...
-
BĐS công nghiệp còn chịu bao cấp quá mạnh
CafeLand - Được đánh giá là phân khúc tiềm năng của thị trường, nhưng bất động sản công nghiệp cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức như chính sách đất đai, nguồn vốn. Theo GS. Đặng Hùng Võ, phân khúc này đang còn chịu sự bao cấp quá mạnh nên t...