03/02/2023 3:08 PM
Để bình ổn thị trường xi măng, Bộ Xây dựng khuyến cáo các doanh nghiệp cần nắm bắt diễn biến thị trường thế giới để điều chỉnh kịp thời hoạt động sản xuất, tăng giảm nguồn cung để giữ giá bán ổn định.

2022 được coi là năm của những "cơn áp thấp" như khủng hoảng tiền tệ, cuộc xung đột Nga - Ukraine, lệnh phong tỏa "Zero-Covid" của Trung Quốc… đã gây thiệt hại nặng lên nền kinh tế toàn cầu.

Với những doanh nghiệp trong ngành xi măng, ảnh hưởng từ thế giới đã tác động không nhỏ tới tình hình sản xuất, kinh doanh, khiến cho hàng loạt nhà máy phải liên tiếp lên kế hoạch giãn hoặc ngừng sản xuất trong nửa cuối năm.

Thực tế diễn biến thị trường sản xuất, tiêu thụ sản phẩm xi măng cho thấy, trong năm 2022 và dự báo cả trong năm 2023 các doanh nghiệp xi măng sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như dư cung cao, cung vượt cầu.

Bộ Xây dựng khuyến cáo các doanh nghiệp xi măng cần bám sát thị trường để điều chỉnh sản xuất cùng như giá bán phù hợp

Theo số liệu của Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), dự kiến nhu cầu tiêu thụ xi măng toàn ngành trong năm 2023 đạt khoảng 100-105 triệu tấn (dự kiến tăng 7-10% so với năm 2022). Trong đó tiêu thụ nội địa ở mức 60-65 triệu tấn và xuất khẩu đạt 35-40 triệu tấn.

Thời gian tới, các doanh nghiệp xi măng đang trông chờ tín hiệu từ sự phục hồi và phát triển thị trường bất động sản với một loạt giải pháp đang được Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành tập trung thực hiện nhằm phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững.

Để bình ổn thị trường xi măng, Bộ Xây dựng đề xuất triển khai các giải pháp cụ thể như: Tiếp tục áp dụng khoa học kỹ thuật để phát huy đạt và vượt công suất thiết kế, giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm. Đẩy mạnh việc tận dụng phế thải công nghiệp làm nguyên, nhiên liệu đầu vào sản xuất xi măng; kết hợp nghiên cứu phát triển các loại xi măng bền sun phát phục vụ xây dựng dự án, công trình ven biển, hải đảo.

Đặc biệt, Bộ Xây dựng khuyến cáo các doanh nghiệp cần nắm bắt diễn biến thị trường xi măng thế giới để điều chỉnh kịp thời hoạt động sản xuất, tăng giảm nguồn cung để giữ giá bán ổn định; đặc biệt phải có chiến lược dài hạn về hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thời gian tới, toàn ngành xi măng phấn đấu giảm chi phí sản xuất, lưu thông để giảm giá bán, bình ổn, cân đối cung cầu và kiềm chế tốc độ tăng giá trong năm 2023. Cam kết đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của thị trường và bình ổn giá ở mức độ hợp lý.

Trên thị trường, sau khi ghi nhận ba đợt tăng giá trong năm 2022 với tổng mức tăng từ 220.000 - 270.000 đồng/tấn, đến nay các thương hiệu xi măng vẫn giữ nguyên giá bán so với lần tăng giá gần nhất hồi tháng 6/2022 vừa qua.

Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) cho rằng, giá bán xi măng trong nước đang có sự chênh lệch theo khu vực khi giá xi măng ở miền Nam đang ở mức tương đối cao, ở mức 1,7 triệu đồng/tấn. Trong khi đó, giá bán xi măng tại khu vực miền Bắc dao động trong khoảng 13,2-16 triệu đồng/tấn tùy thương hiệu và loại xi măng.

  • Giá vật liệu xây dựng năm 2023 tăng hay giảm?

    Giá vật liệu xây dựng năm 2023 tăng hay giảm?

    Trong khi giá thép bắt đầu phục hồi trong khoảng hai tháng trở lại đây thì giá các mặt hàng vật liệu xây dựng (VLXD) khác được dự báo sẽ không có nhiều biến động lớn trong năm 2023.

Thiên An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.