08/05/2025 6:45 PM
Bộ Xây dựng vừa gửi văn bản hướng dẫn kỹ thuật đến 16 tỉnh, thành gồm TP.HCM, Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tiền Giang… nhằm “gỡ nút thắt” từ nền móng đến kết cấu mặt đường, đẩy nhanh tốc độ triển khai công trình.

Bộ Xây dựng đề xuất loạt giải pháp kỹ thuật cho các dự án hạ tầng- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Một trong những điểm đáng chú ý là việc Bộ Xây dựng khẳng định các nhà thầu có thể chủ động đề xuất sử dụng vật liệu gia tải bằng cấp phối đá dăm thay vì cát đắp như thiết kế ban đầu. Đây được coi là biện pháp thi công, không phải điều chỉnh thiết kế, nên chỉ cần chủ đầu tư xem xét, chấp thuận trước khi thực hiện.

Trong trường hợp cần điều chỉnh các giải pháp xử lý nền đất yếu hoặc thay đổi kết cấu nền, móng mặt đường để phù hợp thực tế nhưng không làm thay đổi mục tiêu, quy mô đầu tư thì thẩm quyền điều chỉnh thuộc chủ đầu tư. Sau khi có quyết định điều chỉnh, chủ đầu tư sẽ chỉ đạo đơn vị tư vấn thiết kế lập hồ sơ trình cơ quan chuyên môn thẩm định, có thể là cơ quan thuộc Bộ quản lý công trình chuyên ngành hoặc cơ quan chuyên môn về xây dựng cấp tỉnh, vì các dự án cao tốc đều thuộc công trình cấp I.

Ngoài ra, nếu việc điều chỉnh thiết kế dẫn đến thay đổi dự toán, thẩm quyền phê duyệt vẫn thuộc chủ đầu tư, miễn là không vượt tổng mức đầu tư. Trường hợp vượt tổng mức thì cần báo cáo và hoàn chỉnh thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư với cơ quan có thẩm quyền. Bộ Xây dựng cũng lưu ý, chủ đầu tư cần căn cứ vào nguồn vật liệu xây dựng, địa hình - địa chất khu vực, tiến độ yêu cầu và khả năng tài chính để quyết định giải pháp phù hợp cho từng đoạn tuyến.

Trong phần hướng dẫn kỹ thuật cụ thể, Bộ Xây dựng đã chỉ rõ ưu - nhược điểm của các phương pháp xử lý nền đất yếu. Phương pháp sàn giảm tải và trụ đất gia cố xi măng đều có ưu điểm là thi công nhanh, không cần chờ lún, phù hợp ở các khu vực đường đầu cầu, song chi phí khá cao. Trong khi đó, phương pháp thoát nước thẳng đứng bằng bấc thấm hoặc giếng cát kết hợp gia tải có giá thành rẻ hơn, nhưng thời gian chờ lún kéo dài từ 8 - 12 tháng.

Phương pháp hút chân không được đánh giá có thời gian cố kết nhanh hơn, chỉ khoảng 3 - 4 tháng, song lại gây lún lan ra phạm vi lân cận và tốn chi phí cao hơn. Giải pháp đơn giản hơn như đào thay đất kết hợp đóng cọc tre, cừ tràm chỉ hiệu quả với khu vực có tầng đất yếu mỏng và nông, bù lại giá thành thấp.

Về vật liệu gia tải, các chủ đầu tư có thể sử dụng cát, đất hoặc đá tùy theo khả năng cung ứng tại chỗ. Bộ Xây dựng cũng đưa ra các khuyến nghị đối với thiết kế nền, móng và mặt đường của đường cao tốc. Kết cấu phổ biến hiện nay là sử dụng hai lớp bê tông nhựa (C16, C19) và một lớp hỗn hợp nhựa bán rỗng, lớp móng có thể gia cố bằng cấp phối đá dăm trộn xi măng hoặc không gia cố. Đối với nền đường, có thể sử dụng cát gia cố xi măng hoặc cát đắp thông thường.

Ưu điểm của các kết cấu gia cố là nâng cao khả năng chịu lực, tăng tuổi thọ công trình và giảm tải trọng đắp, nhưng thi công cần tuần tự, có thời gian chờ để hình thành cường độ. Trong khi đó, giải pháp không gia cố có thể thi công nhanh hơn, máy móc dễ dàng vận hành và rút ngắn tổng thời gian thi công, song lại kém ổn định hơn và đòi hỏi nhiều vật liệu đá.

Việc Bộ Xây dựng chủ động hướng dẫn chi tiết các phương án kỹ thuật không chỉ giúp các địa phương và nhà thầu linh hoạt hơn trong tổ chức thi công mà còn góp phần gỡ những nút thắt kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm.

  • Quảng Nam sẽ xử lý ra sao đối với các dự án chậm tiến độ?

    Quảng Nam sẽ xử lý ra sao đối với các dự án chậm tiến độ?

    Ông Lê Văn Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa chủ trì cuộc họp để nghe các sở, ngành và địa phương liên quan báo cáo tình hình các công trình, dự án chậm tiến độ, tồn đọng kéo dài trên địa bàn.

  • Hậu Giang ra tối hậu thư cho dự án nhà ở chậm tiến độ và nợ tài chính 30 tỷ ở khu trung tâm

    Hậu Giang ra tối hậu thư cho dự án nhà ở chậm tiến độ và nợ tài chính 30 tỷ ở khu trung tâm

    UBND tỉnh Hậu Giang vừa đưa ra ý kiến chỉ đạo liên quan đến dự án Khu dân cư phát triển đô thị khu vực 2 và 3, phường V, thành phố Vị Thanh. Quyết định này được đưa ra dựa trên Báo cáo số 475/BC-SKHĐT ngày 16/12/2024 và Công văn số 20/SKHĐT-HTĐT ngày 07/01/2025 của Sở Kế hoạch và Đầu tư (nay là Sở Tài chính), cùng với kết luận của Tập thể Thường trực UBND tỉnh ngày 21/03/2025.

  • Lạng Sơn kiểm tra, gỡ khó cho dự án chậm tiến độ

    Lạng Sơn kiểm tra, gỡ khó cho dự án chậm tiến độ

    Mới đây, ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, đã trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo giải quyết những khó khăn, vướng mắc đối với các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Chi Lăng. Đây là động thái quyết liệt nhằm thúc đẩy tiến độ các dự án, khai thông nguồn lực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tâm An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.