Tổng Công ty Viglacera - CTCP (Mã: VGC) vừa có thư mời báo giá liên quan đến phương án chuyển nhượng vốn Nhà nước. Theo thông báo, Viglacera đang trong giai đoạn xây dựng và xem xét các đề xuất phương án chào bán cũng như tiêu chí nhà đầu tư. Công ty sắp tới cũng sẽ tổ chức các buổi giới thiệu liên quan đến đợt chào bán này.
Hiện, Viglacera có vốn điều lệ 4.483 tỉ đồng, trong đó Bộ Xây dựng sở hữu 38,58% cổ phần (tương đương 173 triệu cổ phiếu). Cổ đông lớn nhất của VGC hiện là Gelex (GEX) - sở hữu 50,21%.
Doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng và khu công nghiệp này có tổng tài sản tính tới cuối năm 2022 là gần 14.136 tỉ đồng. Nợ phải trả là hơn 7.300 tỉ đồng. Được biết, thời gian thẩm định giá dự kiến vào ngày 30/6/2023.
Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch 29/5, cổ phiếu VGC tăng trần lên 40.200 đồng, mức cao nhất kể từ đầu năm 2023 tới nay.
Trước đó, Viglacera đã thoái vốn Nhà nước giai đoạn 1 vào năm 2019. Động thái này nằm trong chủ trương chung của Nhà nước sẽ thoái vốn tại một số doanh nghiệp.
Mới đây, Bộ Xây dựng cũng vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính dự kiến nguồn thu từ bán vốn nhà nước nộp về ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025. Theo đó, Bộ Xây dựng lên kế hoạch thoái toàn bộ vốn nhà nước tại Viglacera trong năm nay, dự kiến thu về hơn 5.800 tỉ đồng.
Kế hoạch thoái vốn cũng được Viglacera đề cập trong ĐHĐCĐ vừa diễn ra mới đây. Theo đó, lãnh đạo Viglacera cho biết, kế hoạch thoái vốn Nhà nước đang thực hiện trình tự theo các bước, công ty quyết tâm hoàn thành việc thoái vốn trong năm nay nhưng khả năng cao sẽ vẫn phải cần thêm thời gian.
Năm 2023, Viglacera lên kế hoạch kinh doanh với doanh thu 15.750 tỉ đồng, tăng 8% và lợi nhuận trước thuế 1.210 tỉ đồng, giảm 48% so với kết quả năm 2022. Theo kế hoạch, Viglacera định hướng tập trung đầu tư đối với các dự án trọng điểm, không đầu tư dàn trải.
Đối với lĩnh vực vật liệu xây dựng, doanh nghiệp này sẽ tập trung đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị, dây chuyền hiện đại tại một số nhà máy; mở rộng và đầu tư bổ sung các dự án tại nhà máy kính nổi siêu trắng VFG, PFG; hoàn thành đầu tư và đưa sản phẩm đá nung kết ra thị trường trong tháng 5/2023 tại nhà máy Viglacera Eurotile, đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước.
Với mảnh bất động sản, các đơn vị thuộc Viglacera sẽ rà soát đẩy nhanh tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng tại các dự án khu công nghiệp, nhà ở đang triển khai, tập trung đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ tại các dự án nhằm thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các đơn vị khảo sát, nghiên cứu, lập kế hoạch triển khai đầu tư 38 dự án tại các địa phương, đồng thời triển khai đầu tư nhà ở xã hội trong giai đoạn 2022-2030.
Kết thúc quý 1/2023, doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.775 tỉ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ năm trước. Sau khi trừ đi các chi phí, Viglacera lãi sau thuế 151 tỉ đồng, giảm 80% so với cùng kỳ.
-
Năm 2023 Bộ Xây dựng sẽ thoái vốn nhà nước tại Viglacera, HUD và VICEM
Theo kế hoạch, năm 2023, Bộ Xây dựng sẽ thoái vốn nhà nước tại Tổng công ty (TCT) CP Sông Hồng và TCT Viglacera; đồng thời chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại TCT Xây dựng Hà Nội.
-
Công ty sản xuất nhựa lớn nhất miền Bắc với 3 nhà máy và 1.500 lao động báo lãi cao kỷ lục, có hơn nghìn tỷ gửi ngân hàng
Năm 2023, Nhựa Tiền Phong ghi nhận 5.176 tỷ đồng, giảm 9% song lãi sau thuế tăng 16,5% so với năm trước, đạt 559 tỷ đồng, đây cũng là mức lợi nhuận năm cao nhất của công ty kể từ khi niêm yết.
-
Cổ phiếu một công ty thép bất ngờ “tím lịm” 3 phiên liên tiếp sau thông tin hoán đổi cổ phần để cấn trừ nợ
Kết phiên giao dịch ngày 12/12, cổ phiếu của Công ty CP Thép Pomina (mã chứng khoán POM) dừng ở mức 5.810 đồng/cp với hơn 6 triệu đơn vị khớp lệnh - mức thanh khoản kỷ lục trong lịch sử niêm yết của cổ phiếu thép này....
-
Lý do đằng sau việc Tập đoàn Hoa Sen bất ngờ xin lùi thời gian tổ chức ĐHĐCĐ niên độ 2023-2024
Do cần thời gian đánh giá, dự liệu cẩn trọng kế hoạch kinh doanh trong tình hình thị trường đang có nhiều biến động khó lường, Hoa Sen xin gia hạn thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên tới ngày 18/3/2024....