Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, dự án metro số 1 Bến Thành-Suối Tiên được UBND TP.HCM phê duyệt năm 2007 với tổng mức đầu tư là 17.388 tỷ đồng, đã bao gồm vốn tài trợ ODA Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước. Sau khi có ý kiến của tư vấn độc lập, bộ ngành liên quan năm 2011, Thành phố đã phê duyệt tổng mức điều tư lên 47.325 tỷ đồng.
Theo Nghị quyết 49 dự án với tổng mức đầu tư lớn như vậy muốn phê duyệt phải báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền, TP.HCM vừa qua có báo cáo lên Chính phủ, Thủ tướng đã giao cho Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Giao thông Vận tải sẽ có báo cáo bằng công văn liên quan đến đề nghị của TP.HCM. Hiện nay Bộ Bộ Giao thông Vận tải đang lập báo cáo.
Thư của Đại sứ gửi lên Thủ tướng câu chuyện lo ngại về việc thanh toán của nhà thầu sẽ khó khăn, mới giải ngân được 52%. Như vậy số nợ của nhà thầu là có nhưng không phải ở mức quá nhiều. Thành phố đang rà soát phối hợp với Bộ Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục thực hiện để báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền.
Trước đó tại một hội thảo, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, tuyến metro số 1 hiện vẫn tiến hành bình thường. TP.HCM đang chờ ý kiến của Trung ương về việc chấp thuận cho tăng tổng mức đầu tư. Thành phố đã tạm ứng và đủ sức để triển khai dự án.
Về tiến độ, hiện dự án đã hoàn thành 70% khối lượng công trình. Dự kiến đến cuối năm 2019, đầu 2020 dự án sẽ đi vào hoạt động theo đúng kế hoạch
-
Vì sao nợ tiền làm metro để Đại sứ Nhật phải viết thư cảnh báo?
Lãnh đạo Bộ KH&ĐT cho biết thẩm quyền xem xét tăng mức đầu tư dự án metro Bến Thành - Suối Tiên là của Quốc hội. Quốc hội chưa thông qua thì không thể xuất tiền cho dự án.








-
Đề xuất làm metro nhanh nối sân bay Long Thành với Tân Sơn Nhất
Chuyên gia enCity cho rằng việc xây dựng tuyến metro nhanh nối sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành có thể rút ngắn thời gian di chuyển còn 30-40 phút, thay vì 1,5-5 giờ như hiện nay.
-
Hà Nội tăng giá vé các tuyến Metro Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - Ga Hà Nội từ ngày 1/8
Hà Nội sẽ điều chỉnh giá vé đối với hai tuyến metro quan trọng trong hệ thống giao thông đô thị, bao gồm tuyến Cát Linh - Hà Đông và tuyến Nhổn - Ga Hà Nội.
-
Các "ông lớn" lần lượt đề xuất làm metro nghìn tỷ tại TP.HCM
TP.HCM ban hành kế hoạch đầu tư 355 km đường sắt đô thị từ nay đến năm 2035 theo Nghị quyết 188 của Quốc hội, một làn sóng đề xuất từ khối tư nhân đang ghi dấu ấn mạnh mẽ, từ Vingroup, Sovico đến Thaco đều có đề xuất tham gia các dự án metro quy mô l...