Cùng đi có các đồng chí: Trần Huy Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thế Phước, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
Lãnh đạo Ban Quản lý Dự án đường sắt báo cáo tình hình triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tại địa phận tỉnh Lào Cai.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có tổng chiều dài tuyến chính 390,9 km, đoạn qua địa phận tỉnh Lào Cai có chiều dài 143,29 km (điểm đầu tại vị trí nối ray với nước bạn Trung Quốc, điểm cuối là phường Âu Lâu, tỉnh Lào Cai).
Trên tuyến bố trí 18 ga (3 ga lập tàu, 15 ga hỗn hợp) và 13 trạm tác nghiệp kỹ thuật; trong đó, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 4 nhà ga và 5 trạm tác nghiệp kỹ thuật. Tổng mức đầu tư dự án là 203.231 tỷ đồng.
Bản đồ hướng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Tại buổi kiểm tra thực địa, Bộ trưởng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã trực tiếp khảo sát vị trí Ga Lào Cai mới tại phường Lào Cai.
Tại đây, đoàn công tác đã nghe các đơn vị, địa phương báo cáo về tiến độ thực hiện dự án, công tác giải phóng mặt bằng và phương án bố trí các khu tái định cư...
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn báo cáo công tác triển khai dự án tại địa phương.
Theo đó, tỉnh Lào Cai đã thành lập Ban Chỉ đạo do Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban. UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch tổ chức giải phóng mặt bằng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; phối hợp với Ban Quản lý Dự án Đường sắt bàn giao hồ sơ tuyến, xác định quy mô tái định cư, kiểm đếm, thống kê hộ bị ảnh hưởng.
Đến thời điểm này, khu vực phía Bắc Lào Cai đã đo đạc xong 66,1 km tuyến, kiểm đếm 1.196 hộ; khu vực phía Nam đo đạc xong 724,72 ha với 3.294 hộ ảnh hưởng.
Bộ trưởng Trần Hồng Minh trao đổi với đơn vị tư vấn.
Toàn tỉnh dự kiến xây dựng 45 khu tái định cư, bố trí cho 1.766 hộ; riêng phía Bắc có 19 khu, phía Nam có 26 khu, với tổng chi phí xây lắp 635 tỷ đồng. UBND tỉnh cũng phê duyệt đầu tư các dự án san gạt mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật để di dời 104 cơ sở sản xuất ra khỏi khu, cụm công nghiệp nằm trong vùng dự án, với tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng.
Tỉnh Lào Cai kiến nghị Ban Quản lý Dự án đường sắt sớm hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi và hồ sơ cắm mốc giải phóng mặt bằng, bàn giao cho tỉnh làm cơ sở đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, đảm bảo mục tiêu khởi công dự án vào ngày 19/12/2025 và triển khai xây dựng các khu tái định cư trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, UBND tỉnh đề nghị Bộ Xây dựng tiếp tục chỉ đạo Cục Đường sắt Việt Nam phối hợp với Cục Đường sắt Trung Quốc khẩn trương thống nhất phương án nối ray giữa Ga Lào Cai mới và Ga Hà Khẩu Bắc. Việc hoàn thành các nội dung trên là điều kiện tiên quyết giúp dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng được triển khai đúng tiến độ, đồng bộ và hiệu quả.
Kiểm tra thực địa và theo dõi sơ đồ hướng tuyến trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Bộ trưởng Trần Hồng Minh yêu cầu các đơn vị tư vấn, các đơn vị có liên quan và chính quyền địa phương báo cáo cụ thể về hiện trạng hạ tầng kỹ thuật, khả năng giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến dân cư và các yếu tố liên quan khác. Đơn vị và địa phương báo cáo chi tiết các danh mục dự án, trong đó đặc biệt chú trọng các phương án hướng tuyến tối ưu, giảm thiểu giải phóng mặt bằng và tác động đến dân cư, quy hoạch của địa phương.
Bộ Trưởng Trần Hồng Minh chỉ đạo phương án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông tại Ga Lào Cai mới.
Tại buổi kiểm tra, Bộ trưởng Xây dựng Trần Hồng Minh đánh giá cao tinh thần chủ động, phối hợp chặt chẽ của các đơn vị và địa phương trong quá trình chuẩn bị cho dự án. Bộ trưởng Trần Hồng Minh nhấn mạnh, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng là công trình giao thông trọng điểm quan trọng của quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất - nhập khẩu hàng hóa, thúc đẩy phát triển logistics và công nghiệp vùng trung du và miền núi phía Bắc.
Bộ Trưởng Bộ Xây dựng đề nghị các đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ trong việc nghiên cứu tiền khả thi, đảm bảo việc triển khai dự án phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị và nông thôn dọc tuyến. Đồng thời, đảm bảo hài hòa các yếu tố kỹ thuật, môi trường, gắn với phát triển bền vững, góp phần nâng cao đời sống người dân.
Bộ trưởng Trần Hồng Minh chỉ đạo địa phương tập trung triển khai công tác kiểm đếm, giải phóng mặt bằng, tạo sự đồng thuận cao với người dân trong việc bố trí tái định cư.
Bộ trưởng đề nghị địa phương tiếp tục rà soát các quy hoạch liên quan, chủ động đề xuất các cơ chế, chính sách để báo cáo trung ương xem xét, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc.
-
Luật Đường sắt 2025 mở đường cho mô hình TOD
Với cơ chế trao quyền cho địa phương, khai thác hiệu quả quỹ đất và rút ngắn thủ tục, TOD được kỳ vọng sẽ trở thành động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và giải bài toán giao thông đô thị.
-
Đường sắt tốc độ cao 350km/h sắp chạy qua Quảng Ngãi ở những khu vực nào?
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chay qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi dài hơn 86km, đi qua địa bàn 17 xã, phường với 1 nhà ga được bố trí phía Tây đô thị Quảng Ngãi.
-
Hòa Phát lên lịch khởi công nhà máy làm ray thép đường sắt cao tốc ngay trong tháng 8
Nhà máy sản xuất ray thép và thép đặc biệt này có tổng vốn đầu tư khoảng 14.000 tỷ đồng, đặt tại Khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi, dự kiến sẽ được khởi công vào tháng 8 tới đây.


-
Lào Cai quy hoạch 2 khu công nghiệp hơn 130 ha, đón đầu tuyến đường sắt liên vùng nghìn tỷ
Hai quy hoạch khu công nghiệp mới với tổng diện tích 130 ha vừa được tỉnh Lào Cai phê duyệt không chỉ nhằm di dời các cơ sở sản xuất khỏi khu trung tâm, mà còn là bước đi chiến lược đón đầu tuyến đường sắt liên vùng Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, góp ...
-
Lào Cai mời đầu tư 6 khu đất làm khu đô thị mới, tổng quy mô hơn 200 ha
HĐND tỉnh Yên Bái (cũ), nay là tỉnh Lào Cai vừa phê duyệt danh mục 6 khu đất để tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án khu đô thị mới với tổng diện tích hơn 212 ha, trải rộng tại các phường Yên Thịnh (nay là phường Văn Phú), Hợp Min...
-
Rót gần 6.400 tỷ đồng nâng cấp sân bay chiến lược giữa Tây Bắc, hướng tới đón 3 triệu khách mỗi năm
Sau thời gian dài ấp ủ, dự án sân bay Sa Pa – điểm kết nối chiến lược giữa vùng Tây Bắc với cả nước chính thức được điều chỉnh quy mô, bổ sung các hạng mục giai đoạn 2 để nâng công suất lên 3 triệu lượt hành khách/năm....