04/07/2025 9:56 AM
Tính đến ngày 30/6/2025, Bộ Tài chính đã chi khoảng 29.800 tỷ đồng để chi trả chế độ cho khoảng 27.900 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc theo chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP. Trong đó, gần 7.600 tỷ đồng được chi cho cán bộ ở các cơ quan trung ương và khoảng 22.200 tỷ đồng cho các đối tượng tại địa phương.

Bộ Tài chính đã chi gần 30.000 tỷ đồng hỗ trợ cán bộ nghỉ việc theo Nghị định 178- Ảnh 1.

Bộ Tài chính đã chi gần 30.000 tỷ đồng hỗ trợ cán bộ nghỉ việc theo Nghị định 178

Thông tin từ Kho bạc Nhà nước cho biết, việc chi trả được thực hiện trên cơ sở các quyết định nghỉ chế độ từ các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, cùng với tiến độ giải ngân theo từng thời điểm. Số lượng đối tượng hưởng chính sách tiếp tục thay đổi từng ngày, tùy thuộc vào thời điểm nghỉ việc và nguồn kinh phí được phân bổ.

Để bảo đảm đủ nguồn lực thực hiện chính sách, Bộ Tài chính đã tổng hợp, trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ bổ sung từ ngân sách trung ương tổng kinh phí hơn 61.461 tỷ đồng. Trong đó, 52.308 tỷ đồng dành cho 31 bộ, cơ quan trung ương và 9.153 tỷ đồng hỗ trợ 22 địa phương.

Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước (Bộ Tài chính), ông Dương Tiến Dũng, cho biết, tinh thần chỉ đạo xuyên suốt từ Chính phủ và Bộ Tài chính là không để thiếu kinh phí chi trả chế độ, bảo đảm quyền lợi cho cán bộ theo đúng quy định. Kinh phí đã được cấp đầy đủ, việc chi trả phụ thuộc vào tiến độ xử lý tại từng đơn vị.

Bộ Tài chính cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể, trong đó có Thông tư số 07/2025/TT-BTC và Thông tư 34/2025/TT-BTC, để hướng dẫn xác định nguồn kinh phí, lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán nguồn chi theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, Bộ cũng yêu cầu các địa phương chủ động sử dụng nguồn cải cách tiền lương để chi trả các chính sách, chế độ cho các đối tượng được hưởng; trường hợp còn thiếu thì báo cáo Bộ Tài chính để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung từ nguồn ngân sách trung ương.

  • Sau khi sáp nhập, TP.HCM mới sẽ áp dụng bảng giá đất nào?

    Sau khi sáp nhập, TP.HCM mới sẽ áp dụng bảng giá đất nào?

    Sở Nông nghiệp và Môi trường TP.HCM vừa có văn bản gửi UBND TPHCM đề xuất về việc áp dụng bảng giá đất từ ngày 1/7/2025 đến ngày 31/12/2025 trên địa bàn thành phố sau sáp nhập.

  • Đà Nẵng ra chỉ đạo nóng về thị trường vật liệu xây dựng sau sáp nhập

    Đà Nẵng ra chỉ đạo nóng về thị trường vật liệu xây dựng sau sáp nhập

    UBND TP Đà Nẵng đề nghị các đơn vị liên quan nghiên cứu và có giải pháp cung cấp nguồn vật liệu xây dựng (đất, đá, cát...) phục vụ cho các công trình trên địa bàn thành phố sau khi sáp nhập.

  • Tỉnh, thành nào có hai sân bay sau sáp nhập?

    Tỉnh, thành nào có hai sân bay sau sáp nhập?

    Sau khi thực hiện sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh theo kế hoạch được Chính phủ và Bộ Nội vụ đề xuất, Việt Nam sẽ có 5 tỉnh, thành phố sở hữu hai sân bay đang hoạt động trên cùng địa bàn. Đây là những địa phương có vị trí chiến lược, được quy hoạch trở thành trung tâm giao thương, du lịch, hoặc cửa ngõ quốc tế quan trọng.

Anh Mai
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.