TP.HCM
![]() | ![]() |
Toàn cảnh sân bay Côn Đảo và sân bay Tân Sơn Nhất
Sau khi TP.HCM sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, thành phố đông dân và nhiều phường, xã nhất cả nước sẽ có tới hai sân bay trên địa bàn là Tân Sơn Nhất và Côn Đảo.
Trong đó, Tân Sơn Nhất là cảng hàng không quốc tế lớn nhất cả nước, giữ vai trò trung tâm của mạng lưới hàng không quốc gia. Năm 2024, sản lượng hành khách tại đây đạt 39,8 triệu lượt, với trung bình 600 chuyến bay mỗi ngày, khai thác bởi 51 hãng hàng không quốc tế và 6 hãng nội địa. Gần đây, nhà ga T3 đã được đưa vào vận hành, nâng công suất thêm 20 triệu hành khách/năm, giúp giảm tải đáng kể cho nhà ga quốc nội hiện hữu.
Cảng hàng không thứ hai là sân bay Côn Đảo, thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũ. Hiện sân bay này chỉ khai thác các chuyến bay nội địa. Tuy nhiên, Chính phủ đã có chủ trương nâng cấp sân bay Côn Đảo lên thành cảng hàng không quốc tế, phục vụ phát triển du lịch và kết nối vùng biển đảo.
TP.Đà Nẵng
Sân bay quốc tế Đà Nẵng hiện là một trong ba cảng hàng không quốc tế lớn nhất cả nước
Sau sáp nhập, TP.Đà Nẵng mở rộng sẽ bao gồm địa bàn tỉnh Quảng Nam, đồng nghĩa với việc địa phương này có hai sân bay là sân bay quốc tế Đà Nẵng và sân bay Chu Lai.
Sân bay quốc tế Đà Nẵng hiện là một trong ba cảng hàng không quốc tế lớn nhất cả nước. Năm 2024, sân bay này phục vụ khoảng 13,4 triệu lượt hành khách, giữ vai trò cửa ngõ chính của khu vực miền Trung. Đây cũng là sân bay phục vụ cả bay dân sự và quân sự.
Trong khi đó, sân bay Chu Lai (thuộc huyện Núi Thành, Quảng Nam) đang được đề xuất nâng cấp toàn diện. Công suất hiện tại là 1,2 triệu hành khách/năm, nhưng theo quy hoạch, đến năm 2030, sân bay này sẽ đạt 10 triệu lượt khách/năm, đủ điều kiện đón các loại máy bay thân rộng như Boeing 747-8 và Airbus A380.
Với hai sân bay này, TP. Đà Nẵng mở rộng sẽ nắm giữ năng lực kết nối hàng không vượt trội, phục vụ phát triển công nghiệp, logistics và du lịch ven biển miền Trung.
Tỉnh Gia Lai
Tỉnh Gia Lại mới sẽ có thêm sân bay Phù Cát sau sáp nhập
Sau khi sáp nhập với Bình Định, tỉnh Gia Lai mới sẽ sở hữu hai sân bay là Pleiku (thuộc Gia Lai) và Phù Cát (thuộc Bình Định).
Sân bay Phù Cát vừa được HĐND tỉnh Bình Định thông qua kế hoạch bố trí 1.746 tỷ đồng vốn địa phương cho dự án nâng cấp mở rộng, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 3.246 tỷ đồng. Theo quy hoạch đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt, sân bay này hướng đến công suất 5 triệu hành khách/năm vào năm 2030 và 7 triệu hành khách/năm vào năm 2050.
Sân bay Pleiku được quy hoạch đạt cấp 4C theo ICAO và cấp quân sự cấp 2. Hiện tại, công suất khai thác vào khoảng 4 triệu hành khách/năm, đủ điều kiện đón các dòng máy bay như Airbus A320/A321. Đến năm 2050, sân bay này được kỳ vọng đạt công suất 5 triệu hành khách và 12.000 tấn hàng hóa mỗi năm.
Với hai cảng hàng không, Gia Lai – Bình Định mở rộng sẽ sở hữu năng lực vận tải hàng không đáng kể, hỗ trợ phát triển kinh tế Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ.
Tỉnh An Giang
Để phục vụ Tuần lễ cấp cao APEC 2027, sân bay Phú Quốc đang được đầu tư mở rộng trên quy mô 1.050ha
Sau khi sáp nhập với tỉnh Kiên Giang, An Giang mới sẽ có hai sân bay đang hoạt động: sân bay quốc tế Phú Quốc và sân bay Rạch Giá.
Sân bay Phú Quốc hiện là một trong những cảng hàng không quốc tế phát triển nhanh nhất cả nước. Để phục vụ Tuần lễ cấp cao APEC 2027, sân bay này đang được đầu tư mở rộng trên quy mô 1.050ha, gấp đôi diện tích hiện tại. Giai đoạn 1 của dự án sẽ hoàn thành vào quý II/2027, nâng công suất lên 10 triệu khách/năm, với tầm nhìn 50 triệu khách/năm vào năm 2050.
Sân bay Rạch Giá, được xây dựng từ năm 1979, có đường băng dài 1.170m, công suất thiết kế hiện tại khoảng 200.000 hành khách/năm, chủ yếu khai thác máy bay ATR 72. Địa phương đã đề xuất Chính phủ giao Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đầu tư nâng cấp, hoàn thành trong quý II/2027, trở thành sân bay dự bị cho Phú Quốc khi tổ chức các sự kiện quốc tế.
Tỉnh Đắk Lắk
Tỉnh Đắk Lắk mở rộng sau sáp nhập với Phú Yên sẽ có hai sân bay đang hoạt động là Buôn Ma Thuột và Tuy Hòa.
Sân bay Tuy Hòa được định hướng trở thành cảng hàng không hiện đại tại Nam Trung Bộ
Sân bay Buôn Ma Thuột hiện là điểm kết nối hàng không chính của vùng Tây Nguyên. Theo dự thảo quy hoạch mới nhất, đến năm 2030, sân bay này đạt công suất 5 triệu hành khách/năm, có 19 vị trí đỗ máy bay, khai thác được các dòng máy bay thân hẹp như Airbus A320/A321. Cảng hàng không này cũng được quy hoạch đạt mã cấp 4C ICAO.
Đối với sân bay Tuy Hòa, sân bay này được định hướng trở thành cảng hàng không hiện đại tại Nam Trung Bộ. Quy hoạch đến năm 2030 là 3 triệu hành khách/năm, tầm nhìn đến 2050 là 5 triệu hành khách/năm, đóng vai trò trung chuyển khách du lịch và phục vụ phát triển kinh tế ven biển.
Ngoài ra, tỉnh Quảng Trị mới dự kiến cũng sẽ có hai sân bay sau sáp nhập. Trong đó sân bay Đồng Hới (Quảng Bình) vừa được đầu tư xây dựng thêm nhà ga hành khách T2, với tổng mức đầu tư hơn 1.750 tỷ đồng, nhằm nâng công suất phục vụ lên 3 triệu lượt hành khách mỗi năm.
Sân bay thứ hai là Cảng hàng không Quảng Trị được khởi công vào năm 2024 và dự kiến sẽ đưa vào khai thác cuối năm 2026. Sân bay này được thiết kế đạt tiêu chuẩn 4C và sân bay quân sự cấp II, có khả năng khai thác tàu bay Code E, đáp ứng nhu cầu phục vụ 5 triệu hành khách và 25.500 tấn hàng hóa mỗi năm.
Phối cảnh sân bay Quảng Trị khi hoàn thành
Những tác động và cơ hội
Việc một số tỉnh, thành phố sau sáp nhập sở hữu hai sân bay đang hoạt động không chỉ là thay đổi về địa giới hành chính mà còn đặt ra nhiều cơ hội lẫn thách thức trong quy hoạch, đầu tư và khai thác hạ tầng hàng không.
Việc đồng thời có hai sân bay sẽ cho phép các địa phương nâng cao năng lực phục vụ khách du lịch, thúc đẩy logistics, thu hút đầu tư và gia tăng kết nối nội địa – quốc tế. Ngoài ra, khi mạng lưới sân bay quốc gia được điều chỉnh theo quy hoạch mới, vấn đề về đầu tư công – tư, cơ chế hợp tác liên tỉnh và liên kết vùng sẽ đóng vai trò quan trọng, đặc biệt tại các địa phương tổ chức sự kiện quốc tế như APEC 2027.
-
Sắp khởi công dự án nâng cấp sân bay Phù Cát 3.246 tỷ đồng
Mới đây, UBND tỉnh Bình Định (nay là tỉnh Gia Lai) có báo cáo tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu 6 tháng cuối năm 2025.
-
Dư địa lớn cho bất động sản công nghiệp sau sáp nhập tỉnh thành
Sau sáp nhập tỉnh thành, bất động sản công nghiệp Việt Nam được kỳ vọng sẽ mở ra dư địa lớn để thu hút vốn FDI và làn sóng đầu tư mới từ các doanh nghiệp nhờ vào hạ tầng và quy hoạch đồng bộ.
-
Kiến nghị liên quan khu đất hơn 81ha bố trí tái định cư dự án sân bay Long Thành
Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Đồng Nai chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các thủ tục trình điều chỉnh dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành để xử lý đối với diện tích đất phân khu III, Khu tái định cư Bình Sơn.








-
Thủ tướng yêu cầu cử cán bộ về cơ sở tháo gỡ vướng mắc về đất đai, cấp sổ đỏ
Thủ tướng yêu cầu các Bộ khẩn trương phối hợp cử cán bộ xuống cơ sở nắm tình hình, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, xử lý các vấn đề phát sinh, đặc biệt là các thủ tục hành chính liên quan đến địa chính, giải phóng mặt bằng, xác định chủ quyền đất...
-
TP Huế có 138 cơ sở nhà đất dôi dư sau khi sắp xếp cấp xã
TP Huế tái bố trí cho chính quyền cấp xã (mới) 153 cơ sở nhà đất, còn lại 138 cơ sở thuộc diện dôi dư.
-
Phường rộng nhất Hà Nội sau sáp nhập có tới 4 cầu vượt sông, dân số ngang ngửa với quốc đảo phát triển bậc nhất châu Á
Từ ngày 1/7, Hà Nội chính thức vận hành bộ máy mới với 126 đơn vị hành chính cấp xã, phường sau sáp nhập. Trong số đó, phường Hồng Hà nổi bật không chỉ vì diện tích lớn nhất Thủ đô, mà còn bởi vị trí chiến lược, lịch sử lâu đời và mật độ dân cư “ngan...