Bộ Tài chính cho biết căn cứ kế hoạch số 81 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai thực hiện kết luận số 19 của Bộ Chính trị và đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Thủ tướng có quyết định giao Bộ Tài chính chủ trì, nghiên cứu, rà soát Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Thời hạn báo cáo Chính phủ là chậm nhất trước ngày 30/9/2022 và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội chậm nhất trước ngày 30/12/2022.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo nói trên, Bộ Tài chính gửi công văn lấy ý kiến đề nghị các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức có liên quan tổng kết, đánh giá tác động về tình hình thực hiện Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Hiện nay, Bộ Tài chính chưa xây dựng dự thảo Luật để lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân trước khi trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội.
Trên cơ sở vướng mắc của các bộ, ngành, địa phương và tổng hợp kinh nghiệm quốc tế, Bộ Tài chính sẽ tiến hành tổng kết, đánh giá quá trình triển khai thi hành Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, để đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách thuế liên quan đến bất động sản để báo cáo cấp có thẩm quyền.
Bộ Tài chính khẳng định chưa xây dựng dự thảo luật đối với tài sản là nhà, đất. Ảnh minh họa
Trước đó thông tin Bộ Tài chính đề nghị các ý kiến góp ý đề xuất bổ sung thuế đánh với nhà, nghiên cứu xây dựng luật thuế tài sản hay bất động sản, đã có nhiều ý kiến khuyến cáo phải cẩn trọng.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) nhận định, mặt tích cực của việc đánh thuế bất động sản là tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước, tăng nguồn thu ngân sách.
Trong trường hợp xuất hiện nguy cơ thị trường bất động sản sốt “bong bóng”, cần xem xét đánh thuế cao đối với trường hợp chuyển nhượng nhà, đất ngay sau khi mua (có thể tính trong năm đầu tiên) để phòng chống đầu cơ, giúp ổn định thị trường bất động sản.
Tuy nhiên, việc ban hành Luật thuế tài sản chỉ thực sự hợp lý khi đồng thời sửa đổi chính sách và cơ chế thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai hiện nay đang rất bất cập.
Trong đó, tiền sử dụng đất cần được điều chỉnh giảm xuống mức hợp lý hơn. Hiện tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành nhà ở, khoảng trên dưới 10% đối với nhà chung cư; khoảng trên dưới 30% đối với nhà phố; khoảng trên dưới 50% đối với nhà biệt thự. Do vậy, nếu ban hành Luật thuế tài sản mà không sửa đổi chính sách và cơ chế thu tiền sử dụng đất thì sẽ dẫn đến thuế chồng thuế.
-
Bộ Tài chính đang nghiên cứu đánh thuế người sở hữu nhiều nhà đất
Bộ Tài chính cho rằng để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất, cần nghiên cứu giải pháp thu thuế đối với nhà nói chung hay thuế đối với sở hữu nhiều nhà, đất nói riêng.
-
Bộ Xây dựng tiếp tục đề xuất giải pháp hạn chế “lướt sóng” trên thị trường bất động sản
Bộ Xây dựng kiến nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền có chính sách thuế nhằm hạn chế hoạt động đầu cơ, mua đi bán lại trong thời gian ngắn để kiếm lời. Nghiên cứu có chính sách đánh thuế đối với nhà, đất thứ hai, nhà, đấ...
-
Bộ Xây dựng yêu cầu Bộ Tài chính cùng nghiên cứu chính sách thuế với nhà đất thứ hai
Đề xuất trên được Bộ Xây dựng nêu trong báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ về nguyên nhân bất động sản tăng giá.