Ảnh minh họa
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết đã nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Đắk Nông do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 21/BDN ngày 10/01/2023.
Theo đó, cử tri tỉnh Đắk Nông cho biết, Đắk Nông nằm ở cửa ngõ phía Nam Tây Nguyên, là đầu mối giao thương giữa các tỉnh Tây Nguyên với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ; ngoài ra tỉnh là điểm nối quan trọng giữa vùng tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia nên có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về mặt quốc phòng, an ninh. Do đó, cần thiết phải xây dựng cảng hàng không và sân bay.
Trên thực tế, các loại hình sân bay chuyên dùng quy mô nhỏ có tiềm năng khá lớn, tiện dụng và đáp ứng với nhu cầu vận chuyển hàng hóa, du lịch, phục vụ an ninh quốc phòng của địa phương. Tuy nhiên hiện nay, Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt vẫn chưa có tên sân bay Nhân Cơ.
Cử tri tỉnh Đắk Nông đề nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu sớm bổ sung quy hoạch sân bay Nhân Cơ, tỉnh Đắk Nông là sân bay chuyên dụng quốc phòng kết hợp dân sự nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương.
Trả lời kiến nghị nêu trên, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, đối với nội dung đưa sân bay Nhân Cơ vào quy hoạch sân bay chuyên dùng quốc phòng kết hợp với dân sự, Bộ GTVT đã có Công văn số 5517/BGTVT-KHĐT ngày 02/6/2022 trả lời đề xuất của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đắk Nông.
Theo đó, Bộ GTVT ủng hộ chủ trương và đề nghị Tỉnh chủ động làm việc, thống nhất với Bộ Quốc phòng để bổ sung sân bay Nhân Cơ trong quy hoạch của tỉnh, đồng thời kêu gọi các nguồn lực để đầu tư, phát triển sân bay Nhân Cơ với tính chất là sân bay chuyên dùng theo quy định hiện hành. Trong quá trình triển khai, Bộ GTVT sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan.
-
Bình Phước và Đắk Nông họp bàn làm cao tốc 26.000 tỉ đồng
Lãnh đạo hai tỉnh Bình Phước và Đắk Nông vừa có buổi làm việc để bàn về phương án triển khai dự án cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành. Theo tính toán trước đó, tuyến cao tốc kết nối TP.HCM, các tỉnh Đông Nam Bộ với khu vực Tây Nguyên có kinh phí đầu tư khoảng 26.000 tỉ đồng.
-
Nhà máy điện phân nhôm đầu tiên của Việt Nam đã được đầu tư bao nhiêu?
Với tổng mức đầu tư khoảng 690 triệu USD, nhà máy này khi đi vào hoạt động dự kiến sẽ cung cấp từ 300.000 - 450.000 tấn nhôm mỗi năm.
-
Sắp trình Quốc hội xem xét dự án cao tốc hơn 25.500 tỷ đồng
Chiều 17/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đăk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước)....
-
Hơn 182.000 tỷ đồng đầu tư 7 dự án bô xít - alumin - nhôm tại Đắk Nông
Theo nội dung đề án Phát triển tổng thể lĩnh vực bô xít - alumin - nhôm của TKV đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tập đoàn này sẽ thực hiện 2 đề án thăm dò và 5 dự án bô xít - alumin - nhôm tại Đắk Nông với tổng mức đầu tư hơn 182.000 tỷ đồng....