Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng trong buổi làm việc mới đây với ông Masafumi Shukuri, Chủ tịch Viện Nghiên cứu giao thông và du lịch Nhật Bản (JTTRI), Chủ tịch Hiệp hội Đường sắt tốc độ cao quốc tế (IHRA).
CTTĐT Bộ Giao thông Vận tải cho biết, tại buổi làm việc Bộ trưởng Thắng thông tin Việt Nam đang trong quá trình nghiên cứu chuẩn bị dự án xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với tổng chiều dài khoảng 1.545km, tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng trên 60 tỉ USD và mong muốn hoàn thành trước năm 2050.
Tuy nhiên, trong quá trình chuẩn bị dự án, gặp nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là vấn đề lựa chọn phương án tốc độ khai thác, phương án khai thác chung cho cả hành khách và hàng hóa hoặc riêng hành khách và các phương án huy động tài chính.
Dự kiến dự án sẽ huy động từ 3 nguồn vốn vốn ngân sách Nhà nước, vốn vay ODA và huy động vốn các doanh nghiệp Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng bày tỏ mong muốn, Nhật Bản xem xét hỗ trợ Việt Nam trong triển khai dự án quan trọng này.
Theo ông Masafumi Shukuri, việc chọn lựa công nghệ phụ thuộc vào tốc độ khai thác và phương án chỉ khai thác chạy tàu khách hay khai thác chung tàu khách, tàu hàng.
Từ kinh nghiệm phát triển hệ thống Shinkansen từ năm 1964 chưa xảy ra sự cố đe dọa mất an toàn, kể cả trường hợp không người lái, ông Masafumi Shukuri cho rằng nên đầu tư đường sắt tốc độ cao chuyên khai thác chạy tàu khách.
Dự kiến, trong thời gian tới Việt Nam và Nhật Bản sẽ phối hợp tổ chức hội thảo về cơ sở hạ tầng giao thông Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của nhiều chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực xây dựng đường sắt tốc độ cao.
Vào năm 2019, Bộ Giao thông Vận tải đã trình Chính phủ báo cáo tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.
Theo nội dung báo cáo này, tuyến sẽ đi qua 20 tỉnh thành từ Hà Nội đến TP.HCM. Đây là tuyến đường đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350 km/h, tốc độ khai thác 320 km/h.
Trên tuyến có 20 ga hành khách, đoàn tàu sử dụng công nghệ động lực phân tán. Tổng mức đầu tư sau thẩm tra là 64 tỉ USD.
Tuy nhiên, Hội đồng thẩm định Nhà nước sau khi đánh giá báo cáo tiền khả thi đã đưa ra đề xuất khác.
Cụ thể, sẽ đầu tư tuyến đường sắt vừa chở khách, vừa chở hàng tốc độ khai thác 225 km/h cho tàu khách, 160 km/h cho tàu hàng. Trên tuyến có 50 ga hành khách và 20 ga hàng hóa. Tổng mức đầu tư sơ bộ là 61 tỉ USD.
Tháng 3/2023, Bộ Chính trị đã ban hành kết luận về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó đặt mục tiêu năm 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam và khởi công trước 2030.
Hai đoạn sẽ được ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2026 – 2030 gồm Hà Nội – Vinh và TP.HCM – Nha Trang.
-
Tập đoàn hàng đầu Trung Quốc muốn đầu tư cao tốc, đường sắt tốc độ cao ở Việt Nam
Tổng công ty Xây dựng cảng Trung Quốc (CHEC), Tập đoàn Xây dựng giao thông Trung Quốc (CCCC) đều bày tỏ mong muốn được tham gia đầu tư nhiều dự án hạ tầng quan trọng ở Việt Nam như các dự án cao tốc, đặc biệt đường sắt tốc độ cao.
-
Chỉ đạo mới của Chính phủ về dự án đường sắt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương phối hợp với các bộ ngành, địa phương dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 1/2025....
-
Loạt “ông lớn” Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát… đứng trước thời cơ chưa từng có
ACBS kỳ vọng các ông lớn ngành nguyên vật liệu xây dựng hạ tầng như Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát sẽ bứt phá nhờ việc hưởng lợi từ cơ hội đầu tư công lớn nhất từ trước đến nay.
-
Lựa chọn đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới cho dự án đường sắt tốc độ cao 67,3 tỷ USD
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo các bộ ngành cần có những cơ chế, chính sách để lựa chọn "trúng, đúng" tổ chức, đơn vị tư vấn quốc tế uy tín, kinh nghiệm, năng lực hàng đầu thế giới tham gia từ khâu thiết kế tổng thể, đến thẩm định, đánh giá, giám...