01/04/2013 9:44 AM
Khác với nhiều dự đoán trước đó, phiên đấu giá 26.000 lượng vàng SJC sáng 28/3 của Ngân hàng Nhà nước đã rơi vào một tình thế oái oăm.

1. Ngay trong phiên đấu giá đầu tiên vốn rất được chờ đợi này, 15 trong số 17 đơn vị tham gia bỏ thầu đã chính thức “rút” khỏi cuộc chơi khi bỏ tờ phiếu trắng và nói không với “nguồn lợi vàng” từ phía Ngân hàng Nhà nước mang lại. Chỉ có 2 đơn vị dè dặt “chơi cho có” với lượng mua dưới mức kỳ vọng. Hai đơn vị này đã mua 2.000 lượng vàng trong đợt đấu thầu này nhưng cũng với mức giá sàn, mức giá thấp nhất mà Ban tổ chức cuộc đấu thầu đưa ra. Mặc dù vậy, cái mức giá “sàn” 43,81 triệu đồng/lượng đó, vẫn được coi là cái giá quá “chát” trong thời điểm hiện tại, cao hơn nhiều so với giá thực tế đang có trên thị trường kim loại quý trong nước.

2. Quá nhiều ngạc nhiên đã xuất hiện mà đáng chú ý nhất là sự hờ hững của các doanh nghiệp tham gia đấu thầu với số vàng được cho là “ít ỏi” này. Trước đó, nhiều chuyên gia thị trường cũng như đại diện của các doanh nghiệp kinh doanh vàng cho rằng, số lượng 26.000 lượng vàng mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra đấu thầu đợt này là quá ít so với nhu cầu thị trường. Người ta tính rằng, số vàng này tương đương 1 tấn, trong khi đó, chỉ riêng nhu cầu cân đối trạng thái của các ngân hàng hiện nay còn tới khoảng 6-7 tấn vàng, chưa kể nhu cầu của các nhà đầu tư, đầu cơ và nhu cầu tích trữ của đại đa số dân chúng. Cần mua vàng nhưng lại đứng ngoài cuộc khi có vàng để mua. Vàng đem bán được cho là “quá ít”, lẽ ra phải diễn ra cảnh “tranh mua” nhưng lại ế.

3. Như vậy là, sau rất nhiều những chờ đợi, sau vô vàn hy vọng, 26.000 lượng vàng đưa ra đấu thầu, 24.000 lượng vàng đã quay trở lại với kho của Ngân hàng Nhà nước. Trong khi Ngân hàng Nhà nước công bố giá sàn của phiên đấu thầu là 43,81 triệu đồng/lượng thì giá bán vàng miếng các thương hiệu trong nước đang để ở bảng điện tử của mình vào cùng thời điểm là khoảng 43,3 – 43,45 triệu đồng/lượng cho hai chiều mua vào, bán ra. Có nghĩa là, so với “giá sàn” của Ban tổ chức - cuộc đấu thầu vàng sáng 28/3 đưa ra - giá ngoài thị trường dù đang cao hơn giá thế giới khoảng 3 triệu đồng/lượng vẫn còn rẻ hơn so với giá bán của Ngân hàng Nhà nước.

4. Ai cũng biết rằng, Ngân hàng Nhà nước đưa vàng ra “đấu” với kỳ vọng kéo giá vàng trong nước sát với giá thế giới. Ai cũng hiểu, đây được coi là một trong những động thái nhằm “bình ổn thị trường vàng”. Vậy thì, vì sao để bình ổn, giá của Ngân hàng Nhà nước lại cao hơn cả giá thị trường tới tận nửa triệu đồng/lượng? Để kéo giá trong nước xuống, sao chỉ “giá sàn” thôi, giá của Ngân hàng Nhà nước đã cao hơn tới 3,5-3,6 triệu đồng so với giá thế giới? Với những gì đang diễn ra, liệu dư luận có quyền hỏi rằng, phải chăng Ngân hàng Nhà nước đang bình ổn… trên giấy?
  • Còn “đất” để hạ lãi vay xuống 10%

    Còn “đất” để hạ lãi vay xuống 10%

    Trong một báo cáo vừa công bố, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) cho rằng, tình hình hiện nay tạo dư địa cho việc giảm lãi suất huy động xuống 7%/năm, lãi suất cho vay xuống 10%năm.

  • 'Nên gửi tiền kỳ hạn dài khi lãi suất hạ'

    'Nên gửi tiền kỳ hạn dài khi lãi suất hạ'

    Theo các chuyên gia, người gửi tiền nên chuyển sang kỳ hạn dài để hưởng lãi cao bởi lãi suất kỳ hạn ngắn có thể còn hạ thêm. Ngược lại, nếu tiền nhàn rỗi đủ lớn nên mua nhà ngay cả khi không có nhu cầu ở.

Thường Sơn (Báo Gia đình)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.