21/09/2023 10:00 AM
Chỉ sau 26 năm, Bình Dương từ tỉnh nghèo hoạt động nông nghiệp trở thành tỉnh có tốc độ đô thị hóa thứ hai cả nước đạt 84% và dẫn đầu cả nước về thu nhập bình quân đầu người (166 triệu/năm), quy mô kinh tế đạt trên 459 nghìn tỷ đồng, gấp khoảng 117 lần so với năm 1997.

Bình Dương giữ vững vị thế là vùng động lực trong tứ giác kinh tế phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Những thành tựu rực rỡ

Thành lập từ năm 1997, với định hướng đúng đắn phát triển theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, Bình Dương “thay da đổi thịt” hoàn toàn chỉ sau ¼ thế kỷ.

Tính đến hiện tại, tỉnh Bình Dương đã thu hút hơn 40 tỷ đô từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 2 cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chỉ sau TP.HCM, đóng góp 8,9% vào tỷ trọng FDI cả nước (tăng hơn 40 lần về số doanh nghiệp và hơn 90 lần về vốn so với năm 1997). Nguồn vốn FDI tập trung ở các địa phương là thành phố trực thuộc tỉnh như Thuận An, Dĩ An, Thủ Dầu Một, Tân Uyên.

Bình Dương dự kiến thu hút vốn đầu tư nước ngoài năm 2023 sẽ đạt và vượt kế hoạch đề ra 1,8 tỷ USD. Ảnh: Tỷ trọng thu hút FDI tính trong Quý I/2023 theo hình thức đầu tư (Nguồn: Sở KH&ĐT tỉnh Bình Dương).

Công nghiệp phát triển nhanh đã thúc đẩy dịch vụ, thương mại, xuất nhập khẩu phát triển theo. Hiện nay, cơ cấu kinh tế tính theo GRDP công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp - thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm với tỷ trọng tương ứng là 67,91% - 21,31% - 3,11% - 7,67%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 1997 - 2020 tăng bình quân 25,9%/năm. Kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 27 tỷ 443 triệu USD, gấp 75,5 lần so với năm 1997 (363,2 triệu USD). Nhiều năm liền Bình Dương là 01 trong 05 tỉnh, thành phố có tỷ lệ xuất siêu lớn nhất cả nước, xấp xỉ 6 tỷ USD/năm.

Bên cạnh nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông, mạng lưới cơ sở hạ tầng thương mại được đầu tư mở rộng, nhiều trung tâm thương mại, siêu thị hiện đại được đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội góp phần nâng cao đời sống kinh tế xã hội.

TP.Thuận An là địa phương đông dân nhất của tỉnh Bình Dương, đóng góp quan trọng trong mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh. Ảnh: Quốc Anh

Năm 2023, Bình Dương lần thứ 3 liên tiếp lọt vào Top 7 cộng đồng có chiến lược phát triển Thành phố Thông minh tiêu biểu trên thế giới, sánh vai với các đô thị của các quốc gia như: Hoa Kỳ, Canada, Brazil, Australia,...

Bình Dương nỗ lực cho mục tiêu kép, trở thành thành phố trực thuộc Trung Ương

Bình Dương hiện có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 4 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã, 4 huyện với 91 đơn vị hành chính cấp xã. Mục tiêu phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc trung ương song song đó là các mục tiêu phát triển kép tại các đơn vị hành chính cơ sở các cấp.

Cụ thể, theo định hướng phát triển đến năm 2030 tầm nhìn 2040, TP.Dĩ An sẽ là đô thị công nghiệp - dịch vụ - giáo dục, thúc đẩy kinh tế khu vực Nam Bình Dương và phía Đông TP.HCM. Trong khi đó, TP.Thuận An phát triển theo hướng thương mại - công nghiệp - dịch vụ, thúc đẩy khu vực kinh tế Bắc Sài Gòn.

Theo đó, sau khi hoàn thành việc nâng Tân Uyên lên thành phố 4/2023, Bình Dương tiếp đến thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế lân cận TP.HCM. Trong đó, ưu tiên phát triển TP.Thuận An: Quyết liệt hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại II trước 2024, tiếp tục đạt mục tiêu đô thị loại I đến năm 2030.

TP.Thuận An sắp có thêm 3 cầu nối liền thành phố với TP.HCM 2 bên bờ sông Sài Gòn; tiến hành mở rộng, nâng cấp những tuyến đường huyết mạch; tăng diện tích mảng xanh và công viên; phát triển y tế & giáo dục; nâng tầm bộ mặt đô thị; cấp thiết và nhiều thử thách nhất chính là đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân khi cơ cấu dân số của TP.Thuận An có đến hơn 70% là dân nhập cư (người lao động trong và ngoài nước).

Phối cảnh căn hộ The Emerald 68 tọa lạc trên đại lộ Bình Dương của CĐT Lê Phong và Coteccons ra mắt trong tháng 9/2023

Thống kê 6 tháng đầu năm 2023, tổng nguồn cung căn hộ toàn Bình Dương khoảng 3600 căn hộ trong đó mở bán chiếm 20% (Theo Realplus). Tại TP.Thuận An nguồn cung mới càng hiếm hoi, chỉ duy nhất dự án căn hộ The Emerald 68 thuộc phường Vĩnh Phú, cung ứng ra thị trường gần 800 căn hộ mới, cách cổng chào Bình Dương 1km, kết nối với TP.HCM chỉ 3-5 phút di chuyển, trở thành tâm điểm của thị trường.

Theo TS Trần Nguyễn Minh Hải - Chuyên gia Địa ốc Đại học Ngân hàng TP.HCM đánh giá, Bình Dương nói chung, TP Thuận An nói riêng đã và đang có những bước phát triển ngoạn mục kéo theo giá trị bất động sản liên tục tăng trưởng. TS Minh Hải nhấn mạnh rằng, đây là thời điểm tốt để người dân sở hữu nhà ở vừa túi tiền trước khi các địa phương này cán mốc trong mục tiêu nâng bậc đô thị trước thềm 2024. Tuy nhiên nguồn cung cho nhu cầu ở thực vẫn còn quá nhỏ, người dân cần nắm bắt cơ hội.

The Emerald 68 là dự án tiếp nối sự thành công của dự án The Emerald Golf View. Dự án có quy mô hơn 7.000m2 với tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỉ đồng. Đây là dự án đầu tiên Tập đoàn Lê Phong và Coteccons hợp tác trong vai trò đồng chủ đầu tư.

The Emerald 68 sở hữu lợi thế tự nhiên "tam cận" đắt giá mang ý nghĩa phong thủy tụ tài, cùng chuỗi tiện ích hiện đại hứa hẹn sẽ là nơi cư dân được kết nối với thiên nhiên, tận hưởng không gian sống trong lành, giàu năng lượng.

PV
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.