Quy mô hàng đầu thế giới
Theo Goldman Sachs Group Inc., tổng giá trị của thị trường bất động sản Trung Quốc đạt 52 nghìn tỷ USD vào năm 2019, gấp đôi thị trường nhà ở của Mỹ. Lĩnh vực bất động sản chiếm 29% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc. Tỷ lệ này có thể còn tiếp tục tăng khi các thành phố tại đây vẫn đang phát triển nhanh chóng. Năm 2019, Trung Quốc ghi nhận tỷ lệ đô thị hóa đạt 60%.
Tuy vậy, rất nhiều dự án bất động sản tại Trung Quốc không có người ở. Ước tính có khoảng 65 triệu ngôi nhà - chiếm 20% tổng nguồn cung - ở Trung Quốc bị bỏ không. Nguồn cung dư thừa này đủ để làm nhà ở cho toàn bộ người dân Pháp, và rất cao theo tiêu chuẩn quốc tế.
Tỷ lệ sở hữu nhà ở tại Trung Quốc cũng cao. Hơn 90% hộ gia đình ở Trung Quốc có nhà, theo một bài báo nghiên cứu hồi tháng 1 về quyền sở hữu nhà ở Trung Quốc từ Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia. Để dễ so sánh, tỷ lệ sở hữu nhà tại Mỹ chỉ là 65%.
Theo các chuyên gia, giá bất động sản Trung Quốc tăng lên trong hai hoặc ba thập kỷ qua, khiến người dân tin rằng đây là loại tài sản đầu tư an toàn.
Giá nhà có thể cao gấp 14 lần thu nhập
Giá trung bình của một ngôi nhà tại Trung Quốc rất khác nhau, tùy thuộc vào khu vực và thành phố.
Tại các thành phố cấp một - như Bắc Kinh, Thượng Hải và Thâm Quyến - chi phí nhà ở cao gấp 14 lần mức lương trung bình, một báo cáo năm 2020 từ Viện Chính sách Đất đai Lincoln cho thấy. Tại các thành phố cấp hai, giá nhà cao gấp khoảng 7 lần mức lương trung bình. Ở các thành phố cấp 3, 4 và 5, giá nhà cao gấp khoảng 5 lần mức lương trung bình.
Ở một số thành phố cấp một, giá nhà trên mỗi mét vuông ngang bằng với một số thành phố đắt đỏ nhất thế giới, theo báo cáo của WSJ khi so sánh giá tại thành phố Thiên Tân của Trung Quốc và London.
Vay mua nhà chiếm 2/3 tổng số nợ của các hộ gia đình
Tỷ lệ vay nợ của các hộ gia đình ở Trung Quốc thấp hơn so với nhiều nước phát triển khác, nhưng nó vẫn chiếm một phần đáng kể trong tổng tài sản của họ.
“Mức nợ ở Trung Quốc thấp hơn so với các quốc gia khác, chẳng hạn như Thái Lan hoặc Malaysia”, Bernard Aw, nhà kinh tế theo dõi khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Coface, cho biết. “Người dân Trung Quốc có tỷ lệ tiết kiệm cao - khoảng 40% thu nhập được chuyển vào tiết kiệm”.
Họ cũng có xu hướng sử dụng mạng lưới cho vay cá nhân để mua nhà. Theo một cuộc khảo sát năm 2017 của HSBC về những người thuộc thế hệ millennials, ít nhất 40% người sở hữu nhà tại Trung Quốc đã nhận hỗ trợ từ gia đình để thanh toán tiền mua nhà.
Điều đó cho thấy, phần lớn nợ trong các hộ gia đình Trung Quốc là nợ dựa trên tài sản, Aw cho biết. Nợ hộ gia đình tại quốc gia này đã gia tăng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Vào năm 2020, nợ hộ gia đình đã tăng lên ở mức 128% thu nhập, theo một báo cáo từ Rhodium Group. Vào cuối năm 2018, nợ liên quan đến nhà ở chiếm gần 2/3 tổng số nợ trung bình của các hộ gia đình, theo một báo cáo năm 2019 từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
80% tài sản là bất động sản
Theo ước tính của Moody, 70-80% tài sản hộ gia đình Trung Quốc gắn liền với bất động sản. Điều này khác với các quốc gia phương Tây, vốn thường đa dạng hóa danh mục đầu tư và hướng đến các thị trường vốn hoặc chứng khoán. Tại Trung Quốc, do thị trường vốn kém phát triển và ít biến động, nên người dân giữ nhiều tiền hơn để đầu tư vào bất động sản
Aw cho biết chi tiêu của các hộ gia đình vào bất động sản cũng cao: "Khoảng 30 - 40% chi tiêu của hộ gia đình đang đổ vào lĩnh vực bất động sản, chẳng hạn như trả tiền thuê nhà hoặc thế chấp". Tỷ lệ phần trăm này tương đương với số tiền người Mỹ chi tiêu cho nhà ở.
Ưu tiên người mua nhà khi giải quyết bom nợ
Bom nợ bất động sản lớn nhất và gần nhất của Trung Quốc là Evergrande. Các chuyên gia đều đang dự báo nhiều kịch bản khác nhau về việc chính phủ có giải cứu tập đoàn này hay không. Hầu hết họ đều cho rằng Trung Quốc sẽ lựa chọn phương án để giảm thiểu thiệt hại của người mua nhà xuống mức thấp nhất.
Theo Reuters, Bắc Kinh đang gây áp lực buộc các nhà phát triển liên kết với chính phủ phải mua tài sản của Evergrande. Chẳng hạn, vào hôm thứ Tư, Evergrande thông báo sẽ bán 1,5 tỷ USD cổ phần của mình tại Ngân hàng Shengjing cho một công ty đầu tư quản lý tài sản của nhà nước.
Aw cho biết chính phủ "khá lo lắng về cuộc khủng hoảng Evergrande này có ý nghĩa như thế nào đối với thị trường tiêu dùng nói chung và người mua nhà", đặc biệt là vì phần lớn tài sản của người dân có thu nhập trung bình bị ràng buộc vào bất động sản.
Ông nói thêm: “Đó cũng là lý do tại sao một số biện pháp mà chính phủ thực hiện cho đến nay đều hướng tới việc giúp đỡ người mua nhà”.
Ưu tiên của chính phủ Trung Quốc trong việc quản lý các vụ vỡ nợ hoặc phá sản là đảm bảo ổn định xã hội và thương lượng thỏa thuận với các chủ nợ. Do đó, ba mức độ ưu tiên của họ khi xử lý bom nợ Evergrande sẽ là người mua nhà đầu tiên, chủ nợ thứ hai và cuối cùng là cổ đông hiện hữu
-
Sẽ có thêm nhiều Evergrande làm lộ ra “gót chân Asin” của nền kinh tế Trung Quốc
Do những sai sót về cấu trúc trong hệ thống tài chính của Trung Quốc, rất có thể sẽ có những Evergrande khác trong tương lai.
-
Tập đoàn bất động sản hàng đầu Trung Quốc Country Garden báo lỗ kỷ lục trong năm 2023-2024
Sau nhiều tháng trì hoãn công bố báo cáo tài chính, "gã khổng lồ" bất động sản Trung Quốc Country Garden Holdings cuối cùng đã hé lộ khoản lỗ khổng lồ gần 175 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 23,8 tỷ USD) trong năm 2023, gấp gần 30 lần so với năm trước đó...
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...