Dự án bến xe miền Đông mới được xây dựng trên khu đất rộng 16 ha, nằm dọc mặt tiền xa lộ Hà Nội thuộc phường Long Bình, quận 9, TP.HCM và phường Bình Thắng, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Công trình gồm bốn khu A, B, C, D. Trong đó, khu A là đất bến bãi, công trình công cộng và phụ trợ, với công trình cao nhất có 26 tầng; khu B là trạm xe buýt (cao 2 tầng); khu C là kho trung chuyển và giao dịch hàng hóa (cao 5 tầng); và khu D là khu thương mại dịch vụ (cao 15 tầng). Tổng vốn đầu tư của bến xe miền Đông mới là hơn 4.000 tỉ đồng.
Dự án được khởi công cách đây 3 năm nhưng nhiều lần chậm tiến độ. Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn TNHH một thành viên (SAMCO) – chủ đầu tư dự án bến xe miền Đông mới cho biết, dự kiến sẽ khai trương và đưa vào sử dụng giai đoạn 1 của bến xe Miền Đông từ ngày 19 đến 26/4.
SAMCO cho biết trong giai đoạn 1, bến xe mới này sẽ phục vụ vận tải hành khách tuyến đường cố định có cự ly từ 1.000km trở lên. Chủ yếu đi từ TP.HCM đến các tỉnh, thành từ tỉnh Quảng Trị trở ra các tỉnh phía Bắc.
Giai đoạn 2, bến xe Miền Đông mới sẽ lần lượt phục vụ hành khách đi các tuyến đường từ các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên trở vào TP.HCM. Bến xe miền Đông mới sẽ là bến xe thứ 5 tại TP.HCM và là bến xe có quy mô lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Theo kế hoach, trong năm nay, TP.HCM sẽ cho xây dựng dự án cầu vượt, hầm chui trước bến xe miền Đông mới có số vốn đầu tư gần 450 tỉ đồng.
Cụ thể, dự án bao gồm xây cầu vượt số 3 gồm 3 làn xe để tổ chức cho các dòng xe từ hướng Đồng Nai vào Bến xe Miền Đông; Xây cầu vượt số 4 gồm 3 làn xe để tổ chức cho các dòng xe từ Bến xe miền Đông mới rẽ trái quay đầu về hướng trung tâm TP.HCM và về Bình Dương.
Ngoài ra, xây dựng 2 đường chui, 1 đường trên phần đường song hành phải quốc lộ 1 rộng 8m, dài 670m cho xe 2 bánh đi thẳng về hướng Đồng Nai và 1 đường trên phần đường song hành trái quốc lộ 1 rộng 8m, dài 350m cho xe 2 bánh đi thẳng về hướng TP.HCM.
Đồng thời, 1 cầu bộ hành rộng 4m vượt qua xa lộ Hà Nội tại gần vị trí ga metro Bến xe miền Đông cũng sẽ được hình thành nhằm đảm bảo an toàn, tạo điều kiện tốt nhất kết nối hành khách từ ga metro đi vào khu vực bến xe.
Bến xe miền Đông mới cùng với tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên là hai trong số nhiều dự án hạ tầng quan trọng bậc nhất tại cửa ngõ phía Đông TP.HCM. Những dự án hạ tầng này là động lực không nhỏ thúc đẩy sự nhộn nhịp của thị trường bất động sản quanh khu vực.
-
Hơn 430 tỉ đồng xây cầu vượt, hầm chui trước Bến xe miền Đông mới
CafeLand – Dự án xây dựng gồm 2 cầu vượt, 2 đường chui trước Bến xe miền Đông mới (quận 9, TP.HCM) nhằm kết nối các đầu mối giao thông khi bến xe này đi vào hoạt động.
-
Hiện trạng con đường dài 600m nhưng tốn hơn 1.000 tỷ đồng để mở rộng ở TP.HCM
Dự án nâng cấp mở rộng đường Chu Văn An (quận Bình Thạnh) chỉ có chiều dài 600m nhưng sẽ tiêu tốn đến 1.067 tỉ đồng. Gần 1.000 tỉ trong tổng vốn đầu tư sẽ dùng để chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng....
-
Đề xuất giảm vốn đầu tư, gia hạn thời gian hoàn thành cao tốc Bến Lức – Long Thành
Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành được đề xuất giảm tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng, đồng thời gia hạn thời gian hoàn thành đến hết tháng 9/2026.
-
TP.HCM kêu gọi đầu tư 16 dự án bất động sản
UBND TP.HCM vừa ban hành Danh mục dự án thu hút đầu tư trên địa bàn giai đoạn 2024 - 2025. Trong đó lĩnh vực bất động sản có 16 dự án