Tập đoàn này rút ra kết luận từ báo cáo bán niên Chiến lược và Triển vọng BĐS Châu Á (Asia Property Outlook and Strategy) của họ, trong đó nêu bật những chủ đề đầu tư then chốt tại các thị trường BĐS trong khu vực. Theo họ, môi trường BĐS châu Á tiếp tục sáng sủa, mặc dù có những bất ổn kinh tế toàn cầu, nhờ nền tảng kinh tế và thái độ tích cực của người tiêu dùng ở phần lớn các thị trường. Tập đoàn này cũng lưu ý giá trị vốn đã tăng nhờ có tăng trưởng giá thuê vững chắc khi các nền kinh tế trong khu vực tiếp tục phát triển mạnh. Họ tin tưởng rằng sự hồi phục kinh tế trong khu vực được điều chỉnh về mức bền vững hơn, hỗ trợ vững chắc cho BĐS châu Á.
“Hồng Kông được hỗ trợ bởi chi tiêu của khách du lịch, đặc biệt là từ khách Trung Quốc đại lục. Singapore tương tự cũng được hưởng từ số khách du lịch tăng đột biến tới những khu resort của họ. Ở Malaysia, các yếu tố nội địa đóng vai trò chính. Tăng lương mạnh và tâm lý tích cực đã thúc đẩy chi tiêu bán lẻ và hạ tầng BĐS ở Kuala Lumpur”, ông Leslie Chua - Phó chủ tịch tập đoàn phát biểu.
Tập đoàn cũng có nhận định tích cực với BĐS văn phòng, do tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong khu vực tiếp thêm động lực cho sự gia tăng ổn định của phân khúc này. Họ cũng lưu ý rằng nhu cầu không gian văn phòng ở châu Á được dẫn dắt chủ yếu bởi sự phát triển và mở rộng của các DN. Mặc dù các điều kiện nền tảng cho BĐS nhà ở châu Á vẫn không thay đổi, tập đoàn này ít tin tưởng vào phân khúc nhà ở hơn, dựa trên những rủi ro về chính sách và lãi suất tăng cao là những đe dọa then chốt. Khi xem xét cơ cấu vốn vay, thu nhập và giá nhà, tập đoàn này dự báo người mua nhà ở Seoul và TP.HCM sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong khu vực, trong khi Kuala Lumpur sẽ ít bị ảnh hưởng nhất do rủi ro về chính sách là khá thấp và các điều kiện kinh tế nhìn chung là lành mạnh.