Đồng loạt thu hồi giấy phép
Đặc thù của thị trường này là nghỉ dưỡng và vốn đầu tư cho dự án khá lớn nên không phải là cuộc chơi của những nhà đầu tư không chuyên. Ngay cả đến những nhà đầu tư thành công về nhà ở đô thị cũng gặp nhiều khó khăn khi tham gia thị trường này.
Không ít dự án nghỉ dưỡng đã phải ngừng triển khai hoặc triển khai cầm chừng. Chẳng hạn, dự án Six Senses Saigon River tại Đồng Nai làm chủ đầu tư chỉ bán được vài căn biệt thự và buộc phải dừng xây dựng vì thiếu vốn.
Tình hình kinh doanh của Dự án The Song tại Đà Nẵng của Công ty Meridian Đà Nẵng cũng không khả quan hơn nên chủ đầu tư chỉ xây dựng mấy khung nhà biệt thự rồi để bất động trong thời gian dài. Dự án Dragon Pia tại Nha Trang của Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long cũng đang nằm đắp chiếu.
Ngay cả những đại gia bất động sản cũng phải tháo chạy. Cách đây không lâu, thông tin cha của Michael Jackson tuyên bố rút lui khỏi dự án trị giá 2 tỷ USD Happyland thu hút sự quan tâm của cả giới đầu tư lẫn truyền thông. Nhiều hạng mục của dự án đang chậm tiến độ, nguyên nhân dự án triển khai chậm không gì khác ngoài thiếu vốn. Khang Thông cho biết đơn vị đang xúc tiến bán 10% cổ phần dự án Happyland cho một tập đoàn của Nga. Thương vụ này nhằm mục đích huy động vốn cho “siêu” dự án Happyland.
Thực tế cho thấy trong 2 năm trở lại đây, nhiều chủ đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng đã phải “bỏ của chạy lấy người”. Hàng loạt dự án nghỉ dưỡng quy mô lớn, cả dự án của nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài, đều bị thu hồi vì không triển khai.
Hàng loạt dự án ở Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu hay Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam đã buộc phải thu hồi sau thời gian dài triển khai cầm chừng, tiến độ xây dựng quá chậm. Một số dự án đã được giao đất từ năm 2007 và năm 2008, nhưng đến nay, chủ đầu tư không triển khai xây dựng các hạng mục của dự án. Đơn cử, tỉnh Bình Thuận đã thu hồi 165 dự án bất động sản do chậm triển khai. Trong đó có một số dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng lớn. Tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đã thu hồi giấy Chứng nhận đầu tư của bốn trong số 44 dự án đã cấp phép.
Trong khi đó, tính đến cuối tháng 12.2011, tỉnh Bình Thuận đã thu hồi tới 165 dự án bất động sản do chậm triển khai. Trong đó, có một số dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng lớn.
Đình đám nhất phải kể tới dự án Bãi Biển Rồng (tỉnh Quảng Nam) của Dragon Beach Group với tổng vốn đăng ký đầu tư lên tới 4,15 tỉ USD. Sau nhiều lần thúc giục nhưng chủ đầu tư không thực hiện việc ký quỹ và không lập thủ tục, hồ sơ đầu tư theo quy định, cuối năm 2010, Dự án đã bị UBND tỉnh Quảng Nam thu hồi giấy phép đầu tư.
Phân khúc đầu tư ‘xương’
Sự thành công của một số dự án nghỉ dưỡng ven biển đã khiến cho không ít nhà đầu tư lao vào phân khúc này với mục tiêu kiếm lời trong khi cả nhận thức và tiềm lực kinh tế đều đuối sức so với yêu cầu thực tế. Không ít dự án BĐS sinh thái gây được tiếng vang về tiếp thị nhưng trên thực tế triển khai lại không đạt yêu cầu đề ra. Thậm chí có không ít chủ đầu tư phải bỏ cuộc lưng chừng.
Nhiều chủ đầu tư, khi đưa ra chiến lược đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng, đều dựa vào sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam để làm cơ sở. Tuy nhiên, căn cứ vào lượng khách hàng mua bất động sản nghỉ dưỡng có thể thấy hầu hết chủ đầu tư đều đánh giá sai thị trường.
Rõ ràng, thị trường BĐS nghỉ dưỡng tại Việt Nam hiện nay - cả chủ đầu tư và khách hàng đa phần còn nhập cuộc một cách sơ sài, cảm tính, nặng về trào lưu...
Giám đốc Điều hành Grant Thonrton Việt Nam, Kenneth Atkinson, cho biết, trong năm 2012, khách sạn 5 sao có độ chững về công suất phòng và giá thuê. Trung bình giá phòng đang có chiều hướng đi xuống và giảm công suất 5-10%. Trước đó, năm 2011, ngành du lịch vẫn là lựa chọn hàng đầu của các quỹ đầu tư và nhà đầu tư cá nhân tìm cơ hội kinh doanh. Thế nhưng 12 tháng gần đây, họ không còn xem ngành này là lĩnh vực hấp dẫn nữa.
Theo CBRE Việt Nam, chỉ có 15% bất động sản nghỉ dưỡng được bán cho người nước ngoài. Bà Ngô Thị Hương Giang, quản lý nghiên cứu của CBRE Việt Nam, cho biết, thị trường này vẫn còn đang bị hạn chế do chính sách và quy định về pháp luật khiến cho những người nước ngoài chưa thuận tiện khi tới Việt Nam cũng như sở hữu một căn biệt thự như vậy. Điển hình như Thái Lan, hầu hết các căn biệt thự nghỉ dưỡng đều do người nước ngoài sở hữu.
Nếu như quy định nhập cảnh của Việt Nam tốt hơn và các dịch vụ phát triển, cơ chế mua nhà cho người nước ngoài hoàn thiện sẽ giúp cho đối tượng người nước ngoài quan tâm hơn tới phân khúc này. Mặc dù vậy, bà Giang cũng cho rằng, cho dù thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trong nước phụ thuộc nhiều vào tinh hình của nền kinh tế.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn lạc quan rằng, thị trường bất động sản du lịch Việt Nam vẫn là một ngành công nghiệp non trẻ, chịu tác động của nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan. Do đó, các nhà đầu tư được cảnh báo cần cân nhắc và chủ động để đối phó với biến động thị trường.
Để khai thác tối đa lợi thế của mỗi khu vực, không chỉ là chiến lược của mỗi doanh nghiệp mà còn phải có sự chỉ đạo, chủ trương của các cơ quan quản lý, của chính quyền địa phương. Yếu tố trường vốn và tầm nhìn dài hạn quyết định rất lớn đến sự thành công của doanh nghiệp trong đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng.
-
Bất động sản nghỉ dưỡng sẽ phục hồi ra sao trong năm 2025?
Sau một khoảng thời gian trầm lắng tương đối dài, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng 2025 được dự báo có thêm nhiều tín hiệu tích cực, thúc đẩy tiến trình phục hồi. Trong đó là những dấu ấn nổi bật về tăng trưởng khách du lịch năm 2024 và những kỳ vọ...
-
Thanh khoản bất động sản nghỉ dưỡng nhiều nơi gần như đóng băng
Trong báo cáo thị trường tháng 11, DKRA cho biết phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng và các vùng lân cận tiếp tục duy trì trạng thái ảm đạm.
-
Bao giờ bất động sản nghỉ dưỡng mới “tan băng”?
Mặc dù nguồn cung ghi nhận có tăng nhẹ nhưng thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp. Lượng giao dịch tập trung ở những sản phẩm có giá bán dưới 10 tỷ đồng/căn.