10/11/2020 7:10 PM
CafeLand - Các gia đình sở hữu tài sản có giá trị ròng cao đang cạnh tranh với các tổ chức để sở hữu đất nông nghiệp ở Úc, báo hiệu một sự thay đổi sau một thập kỷ thống trị của vốn doanh nghiệp trên thị trường này.

Các quỹ tư nhân tăng cường tầm ảnh hưởng

Các gia đình tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp của Úc đang tận dụng lợi thế của họ nhờ được hưởng lãi suất thấp, giá hàng hóa cao và vốn chủ sở hữu hiện có. Trong khi đó, một số tổ chức đầu tư đang gặp thách thức từ những người ủng hộ trong việc triển khai quỹ do sự suy thoái kinh tế gây ra bởi đại dịch Covid-19.

Giá đất ở Úc đang ở mức cao kỷ lục. Thương vụ mua lại Ga Nardoo, một trang trại chăn nuôi gia súc rộng 97.500 héc-ta ở khu vực Gulf Country tại Queensland với giá 35 triệu đô la Úc của một gia đình người Úc đã tạo ra một kỷ lục trong ngành trong những tháng gần đây.

Doanh nghiệp trồng bông Parkdale Aggregation, nằm ở biên giới New South Wales và Queensland, đã thu hút hơn 40 khách hàng quan tâm và tám đề nghị rót vốn chính thức từ các tổ chức và cá nhân, sau 100 năm họ độc quyền sở hữu doanh nghiệp này.

Chris Holgar, Giám đốc phụ trách lĩnh vực bất động sản nông nghiệp của JLL, cho biết: “Các gia đình giàu có đã tích lũy được khối tài sản đáng kể qua nhiều thế hệ và hiện đang tích cực mua lại bất động sản trong lĩnh vực nông nghiệp ở các phân khúc giá đa dạng, và không bị ảnh hưởng xấu bởi dịch bệnh”.

Việc một gia đình mua lại các nhà ga Tanumbirrini và Forrest Hill trị giá 70 triệu đô la Úc ở Lãnh thổ phía Bắc của úc vào đầu năm 2020 cũng phản ánh cán cân của thị trường đang chuyển sang các nhà đầu tư cá nhân.

Đồng đô la Úc yếu và các đặc điểm khác của môi trường kinh tế đang hỗ trợ quyết định mua của các nhà đầu tư nước ngoài, Holgar nói.

“Các khoản đầu tư thay thế, bao gồm cả nông nghiệp, trông rất hấp dẫn nếu so sánh với sự biến động của các loại tài sản khác, hay khi đặt lên bàn cân về lợi nhuận nếu đầu tư vào các tài sản không có rủi ro như trái phiếu chính phủ”.

Đối với các gia đình nông dân cá thể, những người đã quen với việc đi theo chu kỳ thời vụ và thị trường, việc mua lại bất động sản nông nghiệp của họ được thúc đẩy bởi các động cơ khác nhau và họ có cơ hội đầu tư đa thế hệ.

Theo Ngân hàng Nông thôn Úc, giá đất nông nghiệp trung bình trên toàn quốc đã tăng 13,5% mỗi năm trong vòng 5 năm tính đến tháng 12 năm 2019. Riêng tại Tây Úc, nơi tương đối không bị ảnh hưởng bởi hạn hán, giá trung bình trên mỗi héc-ta đã tăng 28,2% vào năm 2019 và hiện là 2.569 đô la Úc.

Bất động sản nông nghiệp vững vàng trong dịch bệnh

Nhu cầu ngày càng tăng đối với protein động thực vật chất lượng cao trên toàn cầu (nông dân Úc xuất khẩu 75% sản phẩm họ ra nước ngoài), kết hợp với diện tích đất trồng trọt rộng lớn của Úc, điều kiện an toàn sinh học cao, và nhiều sản phẩm kinh doanh nông nghiệp chất lượng đang giúp duy trì sự quan tâm của nhà đầu tư đối với lĩnh vực nông nghiệp tại Úc.

Các đặc tính đầu tư mạnh mẽ của lĩnh vực này đã thu hút rất nhiều vốn của các tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài trong 10 năm qua, giúp đầu tư vào công nghệ mới và thúc đẩy hiệu quả. Và năm nay, tình trạng hạn hán ở Úc bị phá vỡ, người tiêu dùng hoảng sợ mua sắm ở đỉnh điểm của đại dịch và thực tế là lĩnh vực này đã trụ vững trong cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe vừa qua, càng làm tăng sức hút đầu tư của nó.

Ngoài ra, những thách thức về hậu cần đối với những tổ chức ở nước ngoài muốn xem tài sản trong thời gian hạn chế đi lại để thẩm định giá cả, kết hợp với những điều chỉnh trong định hình lại danh mục đầu tư do suy thoái kinh tế gây ra, được cho là đang làm chậm quyết định mua của các tổ chức này và tạo ra lợi thế cho các gia đình tư nhân có thể tiến hành giao dịch trong thời gian ngắn hơn.

Người mua ở nước ngoài cũng đang bị cản trở bởi quyết định của chính phủ Úc vào tháng 3 về việc hạn chế chuyển nhượng và chịu sự giám sát của Ban Đánh giá Đầu tư Nước ngoài, khiến thủ tục giải quyết chuyển nhượng một số bất động sản bị chậm lại. Tuy nhiên, điều này không làm giảm nhu cầu về bất động sản nông nghiệp tại Úc.

Lam Vy (The Investor)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.