Việc Thủ tướng Chính phủ chính thức thông qua quy hoạch chung Hà Nội khiến giới đầu tư lo ngại khả năng thị trường "bội thực" nguồn cung. Tuy nhiên, lo ngại này là không có cơ sở.

Sau khi quy hoạch TP Hà Nội được chính thức thông qua, dự kiến có hơn 200 dự án bất động sản/750 dự án bất động sản được triển khai.

T
heo nhận định của giới phân tích, thời gian tới khi các dự án bất động sản chính thức phê duyệt quy hoạch phân khu, số phận các dự án sẽ được “ngả bài” và cơ hội nguồn cung thị trường chắc chắn sẽ rất lớn. Đặc biệt, quy mô dự án bất động sản ngày càng tăng, trong đó dự án có diện tích lớn từ 500 ha đến 1.000 ha. Tuy nhiên, có một nghịch lý dự án nhiều, diện tích lớn nhưng bất động sản sẽ vẫn phải đối mặt với việc thiếu nguồn cung.


Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, thị trường bất động sản Việt Nam mới hình thành được 10 năm vì vậy thiếu tính ổn định, chuyên nghiệp, kể cả về phía các cơ quan quản lý thị trường. Bên cạnh đó, chính sách đất đai rườm rà, nhiều cấp quản lý. Về tài chính, nguồn vốn lại quá yếu kể cả các doanh nghiệp xây dựng lớn như Vinaconex, HUD... trong khi định chế tài chính khác để tạo điều kiện hút dòng vốn chưa có. Những nhân tố này gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện các dự án, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn hiện nay.


“Niềm hi vọng chỉ có thể đặt vào những dự án “sạch” khi nền kinh tế phục hồi, còn những dự án mới đang trong quá trình làm thủ tục sẽ khó triển khai do nguồn vốn hạn chế. Vì vậy, trong tương lai bất động sản sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung trầm trọng ” ông Nam nói.


Đại diện một doanh nghiệp bất động sản cho rằng, nguồn cung trên thị trường bất động sản không quá mức dồi dào như người ta phán đoán và khó có sự chào bán ồ ạt được bởi để thực hiện dự án bất động sản rất lâu dài và gối đầu liên tiếp, không thể có chuyện các doanh nghiệp đồng loạt xây dựng các dự án.

Điều đáng nói, hiện tại đang có rất nhiều dự án phải tạm dừng, giãn tiến độ do thiếu vốn vì vậy nguồn cung trên thị trường trong thời gian ngắn chắc chắn sẽ phải chịu ảnh hưởng.


Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa – Phó chủ tịch UB giám sát tài chính quốc gia cho rằng, giá bất động sản liên tục tăng mạnh, tốc độ gia tăng giá lớn gấp 3,4 lần so với thu nhập quốc dân.

"Bất động sản là lĩnh vực đặc biệt quan trọng đến sự phát triển chung của đất nước, nhưng Chính phủ không thể có đủ tiền tài trợ cho thị trường bất động sản, mà chỉ có thể tài trợ bằng chính sách thuế, chính sách tài chính… Song, rắc rối của thị trường bất động sản hiện nay là nguồn cung còn nhiều hạn chế. Điều này khiến bất động sản Việt Nam được liệt vào một trong 10 quốc gia có giá bất động sản đắt đỏ nhất thế giới. Nguồn cung bất động sản hiện nay không theo quy luật của thị trường mà bị phụ thuộc vào yếu tố quy hoạch và "chạy" dự án" ông Nghĩa nói.

Theo Anh Đào (VnMedia)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.