Nhiều dự án nhà ở xây dựng cầm chừng vì thiếu vốn Ảnh: Ngọc Mai .
Theo ông Quân, hiện giá cả hàng hóa bất động sản (BĐS),
nhất là giá nhà, vẫn đứng ở mức tương đối cao,diễn biến phức tạp, khó
kiểm soát. Đây là thách thức lớn cho công tác quản lý thị trường cũng
như nỗ lực giải quyết nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp. Bên cạnh
đó, cơ cấu hàng hóa bất động sản còn thiếu cân đối. Theo thống kê, tỷ
trọng nhà ở chung cư mới chỉ chiếm khoảng 4% tổng số nhà ở đô thị của cả
nước. Trong khi đó, qua kiểm tra thực tế một số dự án phát triển nhà ở
tại Hà Nội cho thấy, gần 100% căn hộ chung cư chưa được đưa vào sử dụng
ngay sau khi hoàn thành xây dựng (biệt thự nhà liền kề cũng có tỷ lệ sử
dụng thấp).
Ông Nguyễn Tấn Bền - Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM, cho biết các dự án lớn giảm đáng kể do chính sách thắt chặt tiền tệ đầu tư vào BĐS, nên DN không có tiền để triển khai.
Theo ông Dương Khánh Toàn - Tổng Giám đốc Tập đoàn Sông
Đà, 6 tháng đầu năm, các công trình mà Tập đoàn thi công thiếu vốn
thanh toán nên dở dang, công nợ của Tập đoàn lớn, vượt quá khả năng của
các đơn vị. Trong khi đó, lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng tăng
quá cao khiến các công trình phải làm cầm chừng.
Theo ông Nguyễn Thế Hùng - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, để thực hiện việc bình ổn thị trường BĐS từ nay đến cuối năm, cần kiểm tra, xử lý các chủ đầu tư huy động vốn không tuân thủ quy định của pháp luật, các giao dịch phi chính thức, xử lý chủ đầu tư giao chậm nhà so với tiến độ, chất lượng không đảm bảo, tự ý tăng giá so với giá trong hợp đồng. Ngoài ra, phải đa dạng hóa các loại hình nhà ở, phát triển nhà ở cho thuê. Đồng thời kiểm soát hoạt động sàn giao dịch BĐS, tạo nên minh bạch, tránh đầu cơ, kích giá, tâm lý buôn bán theo tin đồn, đám đông.