Phát
biểu tại cuộc hội thảo “Tìm vốn cho bất động sản” vừa được tổ chức, để
giải thích cho hiện tượng giá bất động sản nhà đầu tư đưa ra cao hơn giá
người dân có thể mua, GS.TS Đặng Hùng Võ - nguyên thứ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường - cho rằng đây là chính là hậu quả của thời gian
dài thị trường bất động sản không tập trung vào việc cạnh tranh giá cả,
khi nhu cầu còn cao.
“Vì thế, hiện nay, việc nhà đầu tư khẳng định đã giảm giá hết cỡ trong khi người dân vẫn đang chờ giá xuống thấp hơn dẫn đến việc thị trường thiếu vốn, dự án bị dừng tiến độ.” - GS Võ nói.
Đồng
thời, GS.TS Đặng Hùng Võ cũng cho rằng áp lực vốn trực tiếp lên các nhà
đầu tư ở Hà Nội không cao so với TP.HCM. Theo số liệu nghiên cứu thì
tại Hà Nội, 60% vốn được huy động từ kênh người tiêu dùng và nhà đầu tư
nhỏ lẻ, trong khi TP.HCM, thì nguồn vốn huy động từ nguồn tín dụng chiếm
khoảng hơn 80%.
GS.TS Đặng Hùng Võ phát biểu tại hội thảo
Nói
đến nguồn tín dụng, PGS. TS Nguyễn Thị Mùi - Thành viên Hội đồng tư vấn
Chính sách tiền tệ Quốc gia kiêm hiệu trưởng Trường Nhân lực Ngân hàng
TMCP Công thương - cũng giải thích, khó khăn hiện nay là việc “nguồn tín
dụng vẫn là nguồn cung chủ yếu cho nhà đầu tư, doanh nghiệp kinh doanh
bất động sản. Nói đến ngân hàng thương mại, thì có thể hiểu rằng chủ yếu
là vốn ngắn hạn trong khi đầu tư bất động sản đòi hỏi trung và dài hạn.
Vì thế, nếu nói vốn ngắn hạn của ngân hàng cho vay đầu tư bất động sản,
tất yếu sẽ hàm chứa rủi ro thanh khoản cho cả doanh nghiệp và cho cả
ngân hàng.”
“Về giải pháp vốn, đi vào trực diện vấn đề, vốn cho thị trường bất động sản cũng là một cách, nhưng nếu chỉ loanh quanh giải quyết vốn cho thị trường bất động sản thì sẽ không bao giờ tìm được vốn. Thay vào đó, một mặt là vốn, có thể từ chính doanh nghiệp bất động sản hoặc các kênh bên ngoài, nhưng mặt khác là chính sách. Nếu không đồng bộ hai vấn đề này mà chỉ đòi hỏi vốn không thì tôi cho là rất khó.” – Bà Mùi khẳng định.