Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) Hà Quang Hưng cho biết, trong năm 2020, lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn giảm mạnh (giảm hơn 90% so với cùng kỳ năm 2019) do chưa mở cửa du lịch quốc tế, đường bay thương mại quốc tế cũng hạn chế chỉ mở với một số khu vực đã kiểm soát tốt dịch bệnh. Ngành du lịch đã có dấu hiệu phục hồi khi Chính phủ thực hiện kích cầu du lịch trong nước trong quý III. Tuy nhiên, sang quý IV lượng khách du lịch nội địa không duy trì được đà tăng do đã trải qua thời gian cao điểm của mùa du lịch của người dân.
Sự giảm sút về lượng khách du lịch đang có tác động xấu đến phân khúc BĐS du lịch. Cụ thể, công suất thuê phòng khách sạn bình quân trong quý IV/2020 không có sự cải thiện, tính trong cả năm 2020 chỉ đạt khoảng 30 - 40% (giảm mạnh so với năm 2019). Giá cho thuê phòng khách sạn bình quân toàn thị trường cũng giảm nhiều chỉ đạt khoảng 40% so với năm 2019.
Phân khúc BĐS du lịch, nghỉ dưỡng vẫn đang gặp nhiều khó khăn.
Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhưng số lượng dự án BĐS du lịch, nghỉ dưỡng được cấp phép trong năm vẫn tương đối lớn. Cụ thể, trong năm trên cả nước có 147 dự án với 17.884 căn hộ du lịch, 4.178 biệt thự du lịch và 94 căn văn phòng kết hợp lưu trú được cấp phép; 53 dự án với 200 căn hộ du lịch, 1.001 biệt thự du lịch đã hoàn thành. “Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) chấp thuận nghiệm thu đưa vào sử dụng với số lượng 4.050 căn hộ du lịch và 90 căn biệt thự du lịch trong năm 2020” – ông Hà Quang Hưng cho hay.
Phó Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính cho biết, mặc dù chịu ảnh hưởng của Covid-19, nhưng một số dự án đại đô thị du lịch nghỉ dưỡng có chất lượng tốt, có khả năng khai thác kinh doanh tốt vẫn dành được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trên cả nước. Song vấn đề vướng mắc nhất hiện nay vẫn liên quan đến pháp lý của dự án.
“Các cơ quan chính quyền các địa phương chưa có động thái gì đáng kể, đặc biệt là các vấn đề về pháp lý nên chưa tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào BĐS du lịch. Nhiều dự án tại các địa phương đang gặp phải những vướng mắc về pháp lý nên chưa thể khởi động đầu tư xây dựng” – ông Nguyễn Văn Đính nói.
-
Khách thuê chưa "nóng" chỗ đã trả cửa hàng, các khu phố "vàng" vắng lặng
Sau Tết, hàng loạt mặt bằng kinh doanh khu vực phố cổ, phố cũ của Hà Nội đóng cửa im lìm, cảnh ảm đạm không có khách thuê tại các khu phố “vàng” lại như sau Tết năm trước.
-
Bao giờ bất động sản nghỉ dưỡng mới “tan băng”?
Mặc dù nguồn cung ghi nhận có tăng nhẹ nhưng thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp. Lượng giao dịch tập trung ở những sản phẩm có giá bán dưới 10 tỷ đồng/căn.
-
Thanh Hoá tăng vốn, dời tiến độ cho một khu thương mại, nghỉ dưỡng
UBND tỉnh Thanh Hóa mới đây đã có quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Khu thương mại dịch vụ, nghỉ dưỡng Hoàng Tuấn tại phường Ninh Hải, thị xã Nghi Sơn.
-
Công suất phòng tại Nha Trang, Phú Quốc tăng vọt 40-50%
Bước sang năm 2024, thị trường lưu trú Việt Nam ghi nhận sự cải thiện công suất phòng rõ rệt qua từng tháng, nhờ đó góp phần cải thiện chỉ số doanh thu trên mỗi phòng sẵn có (RevPar), theo Savills Hotels....