Bất động sản du lịch còn nhiều tiềm năng cần đánh thức. Ảnh internet
Đó là nhận định của ông Rudolf Hever – Giám đốc điều hành Công ty tư vấn bất động sản Alternaty tại Hội nghị quản lí và đầu tư bất động sản du lịch lần 2 - 2012 được tổ chức vào ngày 15/11.
Theo số liệu của Tổng cục Du lịch, số lượng du khách đến Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2012 đạt 4,9 triệu người, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng khách du lịch trong nước là 25,5 triệu. Dự báo trong năm 2012 Việt Nam sẽ thu hút 6,5 triệu lượt khách quốc tế, và 32 triệu lượt khách nội địa với doanh thu đạt khoảng 150.000 tỷ đồng, tăng 20,83% so với cùng kỳ năm 2011.
Như vậy có thể thấy, lượng khách du lịch trong và ngoài nước vẫn gia tăng đều đặn và đây là tiềm năng lớn nhất của phân khúc bất động sản du lịch. Thêm vào đó, phân khúc này hiện có những lợi thế riêng để có thể phát triển như: Sự phong phú của các điểm du lịch, vị trí địa lí thuận lợi và nguồn lực dồi dào cho sự phát triển khách sạn.
Mặc dù còn rất nhiều tiềm năng để phát triển, nhưng phân khúc bất động sản du lịch vẫn chưa được khai thác đúng mức, các nhà đầu tư vẫn còn đánh giá chưa đúng về tiềm năng du lịch nội địa, nhận định sai về các dự án và đang loay hoay tìm hướng đi tích cực. Đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, khó khăn chồng chất khó khăn, lượng khách du lịch giảm sút, tỉ suất phòng giảm, nhiều dự án đang trong tình trạng chậm hoặc giãn tiến độ thi công…
Bên cạnh đó, để đầu tư một cách thành công vào bất động sản nghỉ dưỡng không phải là một việc dễ dàng vì còn một số trở ngại. Khó khăn đầu tiên phải kể đến đó là khoảng cách lớn giữa giá trị mà nhà đầu tư phải chi trả và mức giá mà chủ sở hữu đất đề nghị. Vì vậy để tìm một vị trí tốt với mức giá phù hợp là tương đối khó khăn. Một trở ngại khác hiện nay là dư thừa nguồn cung và thiếu nhu cầu dẫn đến việc thu hồi vốn gặp khó khăn.
Tuy nhiên, theo ông Rudolf Hever cho rằng, rào cản lớn nhất hiện nay khi đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng ở Việt Nam đó là các thủ tục pháp lý. Hiện nay, các nhà đầu tư tại Việt Nam chủ yếu đến từ châu Á, còn nhà đầu tư đến từ châu Âu vẫn còn rất hạn chế vì họ đang rất e dè. Vấn đề cần phải giải quyết đó là làm thế nào để khiến cho các thủ tục pháp lý trở nên dễ dàng hơn và khiến cho các chủ đầu tư họ có sự tự tin cũng như thấy được tiềm năng khi đầu tư vào Việt Nam.
-
Bao giờ bất động sản nghỉ dưỡng mới “tan băng”?
Mặc dù nguồn cung ghi nhận có tăng nhẹ nhưng thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp. Lượng giao dịch tập trung ở những sản phẩm có giá bán dưới 10 tỷ đồng/căn.
-
Thanh Hoá tăng vốn, dời tiến độ cho một khu thương mại, nghỉ dưỡng
UBND tỉnh Thanh Hóa mới đây đã có quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Khu thương mại dịch vụ, nghỉ dưỡng Hoàng Tuấn tại phường Ninh Hải, thị xã Nghi Sơn.
-
Công suất phòng tại Nha Trang, Phú Quốc tăng vọt 40-50%
Bước sang năm 2024, thị trường lưu trú Việt Nam ghi nhận sự cải thiện công suất phòng rõ rệt qua từng tháng, nhờ đó góp phần cải thiện chỉ số doanh thu trên mỗi phòng sẵn có (RevPar), theo Savills Hotels....