Theo TS Đặng Hùng Võ, những biến động của thị trường bất động sản đầu năm 2011 đang rất giống với kịch bản thị trường năm 2008.
Gần đây chúng ta có thể thấy tất cả nguyên nhân các cuộc khủng hoảng về tài chính kinh tế trên thế giới có thể cục bộ hay toàn cầu như giai đoạn vừa qua chúng ta phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mà nguyên nhân chính là do sự mất cân đối giữa bất động sản và tài chính không đảm bảo, cho vay vượt ngưỡng lập tức sẽ dẫn tới sự suy giảm bắt nguồn từ thị trường bất động sản Mỹ.

Tại Việt Nam, cuối năm 2008 nhiều nhà đầu tư bất động sản cho rằng giá sẽ xuống rất mạnh, có nơi xuống đến 30, 50%, khu vực phía nam nhiều hơn khu vực phía bắc. Nếu tiếp tục sẽ dẫn tới việc các tài sản thế chấp buộc các ngân hàng phải xử lý các tài sản này. Triệu chứng thị trường khi đã cho rơi giá rất khó bán, người mua lại chờ đợi giá rơi tiếp xuống mới mua. Tuy nhiên, gói kích cầu của chính phủ đầu năm 2009 là một liều thuốc rất bổ ích với thị trường, cung cấp hơi ấm làm cho thị trường đứng vững. Sau đó, các nhà đầu tư việt nam rất thông minh, phát triển hình thức mua bán nhà trên giấy, động viên tiền nhàn rỗi từ dân, từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Từ đấy, có lúc giá thị trường bắt đầu lên đến đầu năm 2010 có trạng thái ổn định.

Theo TS Đặng Hùng Võ, “có một quy luật nói chung khi xảy ra lạm phát việc nâng lãi suất tín dụng, ngăn nguồn vốn vay vào khu vực phi sản xuất là một trong những giải pháp hữu hiệu. Nếu không làm như vậy lạm phát có thể gây ra những tổn hại nhiều hơn và sau đó là tổn hại trực tiếp đến thị trường bất động sản”.

Năm 2011 biểu hiện sự lạm phát không khác gì năm 2008. Lãi suất tín dụng khống chế ở mức 14-16%/năm. Thực tế các ngân hàng đang phải chịu lãi suất cao hơn mức đó mới thu hút được tiền, đạt được chỉ tiêu tiền dự trữ trong ngân hàng. Hiện nay, tín dụng không đến mức 20% như năm 2008 nhưng ít nhất cũng phải 17 – 19 %, đó là lãi suất tín dụng thực tế trên thị trường đang phải chấp nhận. Mặc dù mức độ lãi suất ngân hàng kém năm 2008 một chút, giảm cung tiền thấp hơn năm 2008, thị trường bất động sản có dấu hiệu ngưng, các nhà đầu tư thiếu vốn bắt đầu.

Vấn đề đặt ra liệu có gói kích cầu tiếp theo hay không? Theo quy luật, bao giờ suy giảm kinh tế bước tiếp theo là gói kích cầu của chính phủ, tăng chi tiêu làm nền kinh tế nóng hơn sau khi các giải pháp kiềm chế lạm phát được áp dụng. Tuy nhiên, đối với Việt Nam thời điểm này chưa phải lúc đưa ra gói kích cầu lần thứ hai.

Vậy để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp bất động sản tìm cách huy động được nguồn vốn khác ngoài nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng. Nếu chúng ta có giải pháp khác về vốn, thị trường bất động sản sẽ đứng vững.

Một trong những giải pháp tiếp tục động viên nguồn vốn chúng ta vẫn thường làm từ việc mua bán nhà trên giấy, nguồn vốn hợp tác với người tiêu dùng. Nhưng liệu giải pháp này có khả năng thực hiện được hay không? Điều này phụ thuộc vào tâm lý người tiêu dùng và nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Giải pháp thứ hai trong nội bộ các doanh nghiệp, thông qua việc chuyển nhượng dự án, hợp tác đầu tư. Kể cả việc bắt tay với các doanh nghiệp nước ngoài để hợp tác cũng là giải pháp mà các doanh nghiệp cần nghiên cứu để tăng vốn cho thị trường.

Giải pháp tiếp theo hiện nay pháp luật chưa cho phép là việc thế chấp bất động sản tại các ngân hàng nước ngòai thay vì chỉ được phép thế chấp tại các ngân hàng trong nước, nhưng hiện nay lực lượng vốn của các ngân hàng này không cao, trong khi các ngân hàng nước ngòai đặc biệt là ngân hàng đầu tư phát triển nước ngòai họ có thể cho vay với lãi suất thấp, cho vay bất động sản bình thường trên thế giới chỉ 4 đến 5%.

Nếu chúng ta giải quyết được câu chuyện này thì khả năng thiếu vốn của thị trường bất động sản sẽ được giải quyết, các ngân hàng nước ngoài cũng rất mong muốn Việt Nam thay đổi chính sách để các công ty bất động sản có thể thế chấp vay tiền từ ngân hàng nước ngòai. Đây là bài toán tốt để làm cho thị trường bất động sản Việt Nam đứng vững.
tag: bat dong san, thi truong, nam 2008, chinh sach, vay tien,....
Cafeland.vn - Theo VnMedia
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland