Theo các nhà kinh tế học, nếu đầu tư bất động sản tại Trung Quốc giảm 15% trong năm tới thì có thể gây ra một “cú hạ cánh khẩn cấp” giáng một “đòn nặng nề vào nền kinh tế Trung Quốc”. Kịch bản này của Bloomberg xem xét các tác động của ngành bất động sản lên nền kinh tế thông qua những thay đổi trong hoạt động đầu tư, cho vay ngân hàng và có yếu tố không chắc chắn ngày càng gia tăng.
Giả sử chính phủ Trung Quốc sử dụng các biện pháp kích thích để ngăn chặn sự sụp đổ của ngành bất động sản bằng cách cắt giảm lãi suất điều hành và mở rộng chính sách tài khóa, thì sự suy thoái của ngành bất động sản sẽ khiến tăng trưởng GDP của quốc gia này giảm xuống còn 2,9% vào năm 2023 và 2,8% vào năm 2024.
Bloomberg hiện đang dự báo GDP của Trung Quốc sẽ tăng 5,8% trong năm nay. Năm 2022, tăng trưởng của quốc gia này đạt 3%, tốc độ chậm thứ hai kể từ những năm 1970.
Nếu không có bất kỳ phản ứng chính sách nào, mức suy thoái sẽ còn tồi tệ hơn: GDP sẽ chỉ tăng 1,9% trong năm nay, sau đó là giảm 0,4% trong năm tới. Theo kịch bản này, cuộc khủng hoảng bất động sản sẽ lan ra thị trường toàn cầu. Chỉ số VIX (CBOE – Cboe Volatility Index) sẽ tăng thêm 10 điểm, tương tự như với năm 2015 khi thị trường chứng khoán Trung Quốc sụp đổ và việc phá giá tiền tệ gây chấn động toàn thế giới.
Theo các nhà kinh tế của Bloomberg, Bắc Kinh có thể sẽ bỏ qua những lo ngại về nợ chính phủ để làm “bất cứ điều gì có thể để bù đắp thiệt hại” nếu một cuộc khủng hoảng như trên xảy ra, bao gồm cả việc cắt giảm lãi suất điều hành 75 điểm cơ bản trong năm đầu tiên. Trong kịch bản có sự hỗ trợ chính sách, thâm hụt ngân sách sẽ tăng thêm 2% GDP.
Kịch bản cơ bản của Bloomberg Economics là đầu tư vào bất động sản chỉ giảm 3% trong năm nay so với năm 2022. Trong khi đó, các nhà kinh tế khác dự báo mức đầu tư sẽ không thay đổi hoặc tăng trưởng ở mức thấp kỷ lục là một con số, một sự đảo ngược so với mức giảm 10% của năm ngoái nhờ các chính sách hỗ trợ mới của chính phủ.
Liệu đầu tư bất động sản tại Trung Quốc có phục hồi trong năm nay hay không là một trong những điều không chắc chắn nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc. Theo dữ liệu chính thức, đầu tư bất động sản đã giảm 5,7% trong 2 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm 2022.
-
Giá nhà giảm ảnh hưởng đến tiêu dùng và phục hồi kinh tế
Người dân Trung Quốc không còn vung tiền mua những món đồ thời trang xa xỉ sau khi giá các căn nhà mà họ sở hữu đã mất khoảng một phần ba giá trị trong 2 năm qua.
trên toàn quốc và một số ngân hàng
để hỗ trợ bạn tìm một ngôi nhà phù hợp.

-
Khủng hoảng bất động sản có thể ngăn đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong cả năm 2024
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) mới đây đã đưa ra cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc có thể gây cản trở đà tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2024.
-
Bất chấp những tín hiệu khởi sắc trên thị trường bất động sản, giới đầu tư nước ngoài vẫn “xa lánh” Trung Quốc
Các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ra lượng cổ phiếu có giá trị 23 tỷ nhân dân tệ (3,15 tỷ USD) trong tháng này sau khi đã bán ra kỷ lục trong tháng 8, bất chấp có những dấu hiệu về sự cải thiện của nền kinh tế hàng đầu châu Á....
-
Mặt trái của cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc: Nhu cầu dùng xi măng giảm, môi trường khí hậu được cải thiện
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc dường như cũng vô tình tạo ra một số điểm tích cực, bao gồm việc bảo vệ môi trường thông qua hình thức giảm thiểu lượng khí thải từ ngành xi măng....