Hình minh họa
Vẫn còn hơn 20.000 hộ dân sống trên nhà ven kênh, rạch
Trong những năm qua, việc di dời giải toả các hộ dân sinh sống trên nhà ven kênh rạch được thành phố nỗ lực thực hiện nhằm đảm bảo đời sống cho người dân, đồng thời tôn tạo cảnh quan đô thị, tránh gây ô nhiễm môi trường sông nước.
Tuy nhiên, công tác này cũng gặp không ít khó khăn. Hiện nay, khối lượng công tác chỉnh trang nhà trên và ven kênh rạch còn lại rất lớn, phải di dời và tái định cư nhà trên và ven kênh rạch hơn 20.000 căn hộ. Trong đó, có Dự án Kênh Tẻ - Nam Kênh Đôi trên địa bàn các quận 4,7,8 phải di dời và tái định cư hơn 5.050 căn hộ; Dự án Rạch Xuyên Tâm, quận Bình Thạnh có hơn 2.100 căn hộ; Dự án Rạch Văn Thánh, quận Bình Thạnh 827 căn hộ; Dự án Rạch Bần Đôn, quận 7; Dự án Kênh Tham Lương - Bến Cát thuộc các quận 12, Tân Bình, Gò Vấp...xem thêm
Kiến nghị chấn chỉnh tình trạng biến bờ sông thành "của riêng"
Đề nghị Thành phố chỉ đạo rà soát kỹ quy hoạch hành lang bảo vệ sông rạch, không để tiếp tục tình trạng phát triển các tòa nhà cao tầng dày đặc, lấn át sông Sài Gòn hoặc biến một phần không gian sông thành không gian riêng của dự án nhà ở.
Thời điểm đó cũng chưa có quy hoạch sử dụng đất đối với quỹ đất hành lang bảo vệ sông rạch, trên cơ sở thiết lập mới hoặc kết hợp với điều chỉnh các đồ án quy hoạch chi tiết phân khu tỷ lệ 1/2000 và cập nhật các đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của các dự án đang sử dụng quỹ đất đến mép bờ cao sông rạch. Kể cả sự cần thiết quy hoạch chi tiết một số vị trí mặt sông, để cho phép khai thác sử dụng hiệu quả quỹ đất, mặt nước để phục vụ lợi ích công cộng và phát triển kinh tế, du lịch...xem thêm
Hiểu rõ về phân lô bán nền để tránh rủi ro
Thời gian qua, có không ít trường hợp người mua bị lừa đảo, mất tiền khi đầu tư vào các dự án phân lô bán nền “ma” do chủ đầu tư tự vẽ ra. Thậm chí có nơi việc phân lô, bán nền trên cả đất nông nghiệp, không phải là đất ở và mua bán, chuyển nhượng đất khi chưa đủ điều kiện, cơ sở pháp lý.
Nhiều đối tượng môi giới lợi dụng việc đặt cọc, mua đất nông nghiệp của người dân sau đó lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tiến hành phân lô ảo, bán lại cho người dân. Môi giới sử dụng nhiều chiêu trò để thuyết phục người mua. Không chỉ “vẽ” ra những dự án có vị trí đẹp với cơ sở hạ tầng đồng bộ, lợi nhuận hấp dẫn, một số môi giới còn đánh vào tâm lý đám đông, xuống tiền cọc ảo, để tạo niềm tin cho khách hàng...xem thêm
44/73 dự án nhà ở chậm tiến độ ở Vĩnh Phúc
Nguyên nhân các dự án này chậm tiến độ là do gặp khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục đầu tư, bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Trong 44 dự án chậm tiến độ, có 20 dự án đã hết hạn đầu tư, chủ đầu tư chưa làm hồ sơ xin gia hạn đầu tư gồm: Dự án khu đô thị mới chùa Hà Tiên, dự án khu nhà ở thu nhập thấp Vinaconex Xuân Mai, dự án khu nhà ở đô thị Quảng Lợi, khu trung tâm văn hóa, thể thao và giải trí Vĩnh Phúc, khu nhà ở đô thị khu dân cư số 3, khu đô thị sinh thái Sông Hồng Nam Đầm Vạc, khu trung tâm thương mại Vĩnh Phúc, khu biệt thự và vui chơi giải trí Đại Lải, khu đô thị Hùng Vương – Tiền Châu...xem thêm