Hình minh họa
Loạt dự án ưu tiên đầu tư tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận
Danh mục dự án hạ tầng khung, đầu mối hạ tầng kỹ thuật đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách. Cụ thể, danh mục dự án hạ tầng khung, đầu mối hạ tầng kỹ thuật đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách giai đoạn đến năm 2025 gồm: 5 dự án về môi trường; 2 dự án chỉnh trang đô thị; 1 dự án thủy lợi; 6 dự án giao thông; 5 dự án giáo dục; 4 dự án y tế; 2 dự án hạ tầng thương mại; 2 dự án trụ sở, cơ quan; 3 dự án khoa học công nghệ; 7 dự án hạ tầng khu dân cư, tái định cư khu đô thị mới, KCN, CCN; 2 dự án lao động thương binh xã hội;...
Danh mục dự án hạ tầng khung, đầu mối hạ tầng kỹ thuật đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách giai đoạn 2026 – 2030 gồm: 3 dự án thủy lợi; 26 dự án giao thông; 6 dự án chỉnh trang đô thị; 9 dự án hạ tầng khu dân cư, tái định cư khu đô thị mới, KCN, CCN;…
Danh mục dự án phát triển đô thị kêu gọi đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách. Cụ thể, kêu gọi đầu tư 50 dự án khu dân cư, tái định cư, khu đô thị mới gồm: Khu đô thị mới Phủ Hà; Khu đô thị mới Bờ sông Dinh; Khu đô thị mới bờ Bắc sông Dinh, phường Phước Mỹ và phường Bảo An; Hạ tầng Khu phố Đông Hải; Khu đô thị mới Tây Bắc, phường Phước Mỹ; Khu đô thị mới Đông Bắc (khu K3); Khu đô thị mới Đông Nam 1; Khu đô thị mới Đông Nam 2; Khu đô thị mới Đông Nam mở rộng;…
Kêu gọi đầu tư 12 dự án thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ gồm: trung tâm thương mại Tháp Chàm; trung tâm thương mại tại lô đất có ký hiệu CC-01 (Khu K2); Khu công viên trung tâm thành phố; trung tâm thương mại GO! (tại khu góc Ngã tư Ngô Gia Tự - Cao Bá Quát); TTTM Đô Vinh; Khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm TP PRTC; Khu Du lịch biển Bình Sơn – Ninh Chữ; Khu du lịch nghỉ dưỡng tại khu vực Bình Sơn, Ninh Chữ;…
Thanh Hóa phê duyệt đồ án quy hoạch mới quy mô 1.652 ha
Theo đó, phạm vi lập quy hoạch thuộc khu vực 8 - Khu vực đô thị gắn với trung tâm Đông Nam thành phố Thanh Hóa, thuộc địa giới hành chính các phường Quảng Hưng, Quảng Phú, Quảng Tâm và Quảng Cát.
Ranh giới cụ thể có phía Đông Bắc giáp sông Mã; Phía Tây Bắc giáp phường Đông Sơn và phường Đông Hải; Phía Đông Nam giáp thành phố Sầm Sơn; Phía Tây Nam giáp Quốc lộ 47 và phân khu 8B.
Quy mô diện tích lập quy hoạch khoảng 1.652 ha. Dự báo đến năm 2040, quy mô dân số khu vực lập quy hoạch khoảng 75.000 người. Đây là khu đô thị thuộc khu vực Đông Nam thành phố Thanh Hóa, có vai trò kết nối thành phố Thanh Hóa với thành phố Sầm Sơn.
Khu vực quy hoạch có các chức năng: Trung tâm dịch vụ giáo dục đào tạo, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ thương mại, cửa ngõ phía Đông Nam thành phố Thanh Hóa; đầu mối giao thông quan trọng cả đường bộ và đường thủy gắn với các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, cảng Lễ Môn và bến thủy tổng hợp Quảng Hưng; trung tâm công viên vui chơi giải trí gắn với dải xanh ven sông Mã, hai bên đoạn sông cụt Lễ Môn, sông Thống Nhất và khu liên hợp thể thao ở phân khu 8B.
Đề xuất đưa một số đoạn cao tốc Bến Lức – Long Thành vào khai thác từ tháng 11/2024
Ngày 10/10, thông tin từ Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC - chủ đầu tư dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành) cho biết, đơn vị vừa có văn bản gửi Cục đường bộ Việt Nam về đề nghị phê duyệt phương án tổ chức giao thông giai đoạn khai thác tạm dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.
Trên cơ sở tiến độ của các gói thầu, VEC đề xuất Cục Đường bộ Việt Nam phê duyệt phương án tổ chức giao thông khai thác tạm thời đường cao tốc Bến Lức - Long Thành với thời gian dự kiến theo đoạn tuyến.
Cụ thể các đoạn này gồm, đoạn từ nút giao Trung Lương đến nút giao QL1A (dài 3,4km) và đoạn từ nút giao Phước An đến nút giao QL51(dài 6,1km) sẽ khai thác tạm từ tháng 11. Đoạn từ nút giao QL1A đến nút giao Tân Tạo (dài 18,8km) sẽ khai thác tạm vào quý I-2025.
Các phương tiện lưu thông ở ba mức tốc độ, cao nhất là 100km/h (tương ứng khoảng cách tối thiểu với tốc độ này là 70m); 80km/h (khoảng cách an toàn tối thiểu là 55m); tốc độ trên 60km/h (tương ứng khoảng cách an toàn tối thiểu 35m).
Thủ tướng đề nghị Hàn Quốc cấp vốn ưu đãi để xây đường sắt, đường bộ cao tốc
Về phương hướng hợp tác thời gian tới, hai nhà lãnh đạo bày tỏ quyết tâm tiếp tục đưa quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ, sâu rộng hơn nữa.
Hai bên nhất trí tăng cường các trao đổi, tiếp xúc cấp cao; đẩy mạnh hợp tác quốc phòng, an ninh; thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, tháo gỡ các rào cản, tạo điều kiện cho hàng hoá vào thị trường của nhau, cũng như hợp tác trong các lĩnh vực mới, giàu tiềm năng, như khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển.
Thủ tướng khẳng định, Việt Nam sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc làm ăn lâu dài ở Việt Nam. Thủ tướng đề nghị Hàn Quốc tiếp tục mở cửa thị trường cho hàng hoá Việt Nam, nhất là nông sản, nhập khẩu vào thị trường Hàn Quốc; cung cấp các khoản vay ưu đãi cho Việt Nam để triển khai các dự án hạ tầng quy mô lớn, mang tính biểu tượng như đường sắt, đường bộ cao tốc.
-
Bất động sản 24h: Điều chỉnh thời gian thực hiện giai đoạn 1 sân bay Long Thành đến năm 2026
Bộ GTVT đề xuất lùi thời hạn hoàn thành giai đoạn 1 sân bay Long Thành; Thông tin mới nhất Aeon Mall Biên Hòa: Đã có quyết định thu hồi đất; BRG và “ông lớn” Nhật Bản muốn đẩy nhanh dự án 4,2 tỷ USD ở Hà Nội... là những thông tin đáng chú ý trong 24h qua.