CafeLand - Cuối năm, dự án "ảo" được quảng cáo rầm rộ trên thị trường; Bất động sản 2021: Nhà đầu tư sẽ đổ tiền vào đâu; Hồi sinh nhiều dự án bất động sản bỏ hoang... là những thông tin đáng chú ý trong 24h qua.

Hình minh họa

Nhiều 'ông lớn' ách tắc cổ phần hóa vì sở hữu quá nhiều quỹ đất

Đề cập đến hiện trạng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN), Kiểm toán nhà nước (KTNN) Khu vực V cho biết, trong giai đoạn 2017 – 2020, có 127 DNNN phải thực hiện cổ phần hóa và hoàn thành trong năm 2020. Trong đó các tỉnh, thành chiếm 70,4% và các bộ, ngành chiếm khoảng 29,6%. Tuy nhiên, đến tháng 7/2020 mới tiến hành cổ phần hóa được 37 DNNN, bằng 28% kế hoạch đề ra. Số đơn vị còn phải thực hiện trong năm nay là 91 doanh nghiệp.

Những địa phương, bộ ngành có nhiều DNNN phải sớm hoàn thành cổ phần hóa, như: TP.HCM 38 doanh nghiệp (trong đó có 11 Tổng công ty), thành phố Hà Nội có 13 doanh nghiệp (gồm 4 tổng công ty), Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có 6 doanh nghiệp (gồm 3 tập đoàn và 3 tổng công ty); Bộ Công Thương có 4 tổng công ty...xem thêm

Cuối năm, dự án "ảo" được quảng cáo rầm rộ trên thị trường

Thị trường bất động sản cuối năm đang diễn biến nhiều màu sắc, khi có nhiều dự án được tung ra. Tuy nhiên, đang xuất hiện nhiều dự án "ảo" được quảng cáo rầm rộ. Nhà đầu tư cần hết sức cảnh giác.

Vừa qua, ông Nguyễn Hữu Huynh, Giám đốc Công ty TNHH Lê Minh (quận Tân Phú, TPHCM) vừa có đơn gửi các cơ quan chức năng tố cáo một số sàn môi giới mạo danh công ty rao bán dự án chung cư do Công ty TNHH Lê Minh (Công ty Lê Minh). Ông Huynh cho biết, Công ty Lê Minh có chức năng trong lĩnh vực xây dựng và đầu tư bất động sản. Đồng thời, Công ty Lê Minh hiện đang triển khai thủ tục pháp lý dự án thành phần xây dựng chung cư tại khu tái định cư 38ha (phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP.HCM). Tuy nhiên, vừa qua Công ty Lê Minh phát hiện một số trang web đã quảng cáo bất động sản có giới thiệu dự án căn hộ với tên gọi "Dự án căn hộ Lê Minh Bộ Công an", với mục đích kêu gọi khách hàng đặt chỗ...xem thêm

Bất động sản 2021: Nhà đầu tư sẽ đổ tiền vào đâu?

Đối với bất động sản công nghiệp, đại diện Savills cho rằng, giữa những tác động của dịch Covid-19, phân khúc này vẫn là một điểm sáng của thị trường. Các khu công nghiệp đã được quy hoạch sẽ là những đối tượng thu hút dòng tiền trong thời gian tới.

Bên cạnh triển vọng của bất động sản khu công nghiệp, bất động sản phục vụ mô hình nghỉ dưỡng kết hợp du lịch, giải trí và chăm sóc sức khỏe tại chỗ sẽ có cơ hội phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Trong đó, mô hình staycation (kỳ nghỉ tại nhà hoặc gần nhà - PV) là giải pháp cho bài toán kinh doanh hiện tại. Ngoài ra, các dự án đồng bộ về dịch vụ, trải nghiệm ẩm thực, vui chơi giải trí và chăm sóc sức khỏe cũng đang thu hút khách nội địa...xem thêm

Hồi sinh nhiều dự án bất động sản bỏ hoang

Nhiều dự án bất động sản (BĐS) bỏ hoang lâu năm ở TP.HCM đang có dấu hiệu tái khởi động với nhiều động thái đến từ cơ quan chức năng, các nhà đầu tư mới. Trong đó, hoạt động mua bán, sáp nhập nhằm cứu các dự án này cũng đang được xúc tiến.

Nếu phát triển dự án mới, chủ đầu tư sẽ mất trên dưới năm năm cho các loại thủ tục thì bài toán tìm cách hồi sinh các dự án “chết lâm sàng” đang được tính toán một cách nghiêm túc. Nhắc đến các dự án ngâm lâu năm ở TP.HCM không thể không nói tới khu đô thị Sing Việt (huyện Bình Chánh). Dự án có diện tích hơn 331 ha, đã có chủ trương quy hoạch từ năm 1997 với tổng vốn đầu tư dự kiến là 300 triệu USD. Trong đó, khu tái định cư có diện tích toàn khu khoảng 63,8 ha. Tuy nhiên, đến năm 2009, dự án mới có khoảng 50% số hộ dân được chi trả bồi thường. Từ đó đến nay, dự án này vẫn chưa được triển khai...xem thêm

  • Bất động sản 24h: Gỡ vướng cho tách thửa đất

    Bất động sản 24h: Gỡ vướng cho tách thửa đất

    CafeLand - Bà Rịa – Vũng Tàu chấm dứt nhiều dự án chậm triển khai trong năm 2020; Đi đòi đồng tiền “mồ hôi, xương máu”; Ba hướng cho tách thửa đất hỗn hợp, dân cư xây dựng mới ở TP.HCM... là những thông tin đáng chú ý trong 24h qua.

Hoàng An (TH)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.